Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
31 tháng 3 2017 lúc 21:07

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a)Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

b)Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

c)Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.


Bình luận (0)
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 21:07

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a)Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

b)Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

c)Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
31 tháng 3 2017 lúc 21:07

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a)Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

b)Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

c)Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

V cả khái quát :v

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 4 2019 lúc 5:28

- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây biểu hiện rõ nhất là sự phân hoá đại địa hình: vùng biển thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.

- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây có sự khác nhau giữa các vùng do độ cao, do hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió Đông Bắc, Tây Nam, biểu hiện ở sự phân hoá thiên nhiên giữa đông và tây Bắc Bộ, giữa đông và tây Trường Sơn.

- Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

Giữa hình thái đồng bằng với hình thể đồi núi phía Tây và vùng thềm lục địa phía Đông có mối quan hệ chặt chẽ:

   + Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

   + Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đồng bằng nhỏ, chỉ rộng hơn ở một vài đồng bằng bồi tụ phù sa của các sông Mã, sông Thu Bổn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đổi núi phía tây ở dải đồng bằng hẹp ngang này.

   + Vùng thềm lục địa có hình dạng mở rộng hai đầu và thắt hẹp lại ở dọc miền Trung

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 1 2017 lúc 13:42

Chọn: D.

Sự phân hóa thành 3 dải: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi của nước ta là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông tây (biểu hiện của quy luật địa ô).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2019 lúc 15:56

HƯỚNG DẪN

− Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

− Cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa, vì:

+ Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng.

+ Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

+ Hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc về giải quyết các vấn đề quốc tế, đáp ứng được truyền thống yêu chuộng hòa hình của nhân dân ta từ xưa đến nay…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 3 2017 lúc 5:38

Đáp án: A

Giải thích: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 8 2019 lúc 15:26

Hướng dẫn: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 4 2019 lúc 4:24

HƯỚNG DẪN

- Tác động đến khí hậu:

+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.

+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.

- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).

- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 9 2019 lúc 2:28

HƯỚNG DẪN

a) Sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây vùng đồi núi nước ta

- Sự khác biệt thiên nhiên Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn:

+ Ở Trường Sơn Bắc: Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây mưa ở sườn Tây, vượt qua sườn Đông gây ra hiện tượng phơn khô nóng ở các đồng bằng duyên hải.

+ Ở Trường Sơn Nam: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rùng thưa. Còn khi ở Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

- Sự khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.

b) Giải thích: Nguyên nhân chủ yêu của sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 5 2017 lúc 18:05

HƯỚNG DẪN

a) Vùng đất

- Gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo, tổng diện tích 331 212 km2 (Niên giám thống kê Việt Nam, 2006).

- Đường biên giới

+ Chiều dài: Trên đất liền dài hơn 4600 km, trong đó đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài hơn 1100 km.

+ Đặc điểm: Phần lớn nằm ở khu vực miền núi.

- Đường bờ biển: Dài 3260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên.

- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ; có hai quần đảo ở ngoài khơi xa là Hoàng Sa, Trường Sa.

b) Vùng biển

- Có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.

- Tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philíppin.

- Vùng biển gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

c) Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.

Bình luận (0)