Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 5 2017 lúc 10:19

Giải thích:

- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.

- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.

- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.

Nguyễn Huệ
4 tháng 4 2021 lúc 8:28

vì:

+chiếc lá vẽ giống y như thật khiến cả hai họa sĩ trẻ đều không nhận ra.

+chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men đã cứu sống được Gion-xi.

+chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng của cụ Bơ-men

Hoàng Việt
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Tâm Anh
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
20 tháng 12 2021 lúc 11:36

O.Henri

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
20 tháng 12 2021 lúc 11:36

Tác giả - Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

Nguyễn acc 2
20 tháng 12 2021 lúc 11:36

O. Henry 

Trịnh Công Nam
Xem chi tiết
fan FA
22 tháng 10 2018 lúc 15:52

A. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

- Giới thiệu và khái quát phẩm chất của nhân vật cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men không chỉ là một người có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả mà còn là một nghệ sĩ thực thụ, cống hiến cho nghệ thuật.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Lý lịch nhân vật

- Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, nghèo, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền, suốt bốn chục năm cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác của riêng mình.

- Cụ sống ở tầng dưới, trong tòa nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là 3 người bạn thân với nhau.

Luận điểm 2: Cụ Bơ-men là một người nghệ sĩ thực thụ

- Là một họa sĩ nghèo, cụ Bơ-men luôn nuôi mong ước vẽ được một kiệt tác, được cống hiến cho nghệ thuật.

- Khi vẽ kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, cụ đã vẽ bằng tất cả niềm say mê, tình yêu dành cho nghệ thuật dù trong đêm tối gió rét, cụ vẫn muốn thực hiện tác phẩm đó, đơn giản chỉ để cứu được cô bé Giôn-xi. Nghệ thuật trong cụ chính là nghệ thuật chân chính, nghệ thuật hướng đến con người.

Luận điểm 3: Đức hi sinh cao cả và lòng vị tha của cụ Bơ-men

- Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh và lòng vị tha.

- Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, vào sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hi vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân trọng.

- Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hi sinh cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị tha, nhân hậu.

- Tác giả để Xiu kể về cụ Bơ-men vào cuối tác phẩm để kết thúc câu chuyện gây ra sự bất ngờ cho cả Giôn-xi và người đọc, làm nổi bật lên đức hi sinh và lòng vị tha của cụ.

- Xiu gọi bức vẽ là “ kiệt tác” không chỉ bởi nó quá đẹp, quá giống thật mà còn vì nó mang cả tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ-men, tình thương giữa những người nghèo khổ, và nó có giá trị bằng chính mạng sống của cụ - một thứ không gì có thể mua được.

C. Kết bài:

- Khái quát lại phẩm chất của nhân vật: Cụ Bơ-men khiến người đọc xúc động bởi những phẩm chất đáng quý của một con người nhỏ bé nhưng lại cao thượng vô cùng.

- Liên hệ và đánh giá nghệ thuật viết truyện hấp dẫn của O Hen-ri và tấm lòng nhân đạo của ông.

fan FA
22 tháng 10 2018 lúc 15:52

O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

suy-nghi-cua-em-ve-chiec-la-cuoi-cung

Suy nghĩ của em về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men trong “Chiếc lá cuối cùng”-Văn lớp 9

Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người

Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết.  Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

Cíu iem
Xem chi tiết
Cutie Demon
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nhật
10 tháng 12 2021 lúc 17:28

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

Hoàng Thị Mơ
Xem chi tiết
#Blue Sky
29 tháng 12 2022 lúc 19:07

Tham Khảo Nha Bạn:
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao.  Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác - chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt  xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men. Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy. Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.

Dương Vũ Nam Khánh
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đình Tuệ Lâm
10 tháng 5 2021 lúc 12:03

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 12:03

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Dung
10 tháng 5 2021 lúc 12:41

1) Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng:

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

  - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2) Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri):

 

    (*) Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

    (*) Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Khách vãng lai đã xóa