Những câu hỏi liên quan
Trần Ngọc Mỹ Duyên
Xem chi tiết
ʚ๖ۣۜAηɗσɾɞ‏
3 tháng 10 2020 lúc 14:45

Mỹ là một trong những nước tạo ra nhiều chất thải nhất thế giới, đặc biệt là tại các thành phố lớn với mật độ dân số cao. Ở hầu hết các nơi trên thế giới, sự giàu có tỷ lệ thuận với lượng rác thải ra môi trường, nhưng ở Mỹ, những quần thể nghèo cũng thải ra một lượng rác đáng kể, trong đó phần nhiều đến từ thức ăn nhanh.

Nhìn chung, New York có chính sách ưu tiên giải quyết rác thải so với các thành phố khác ở Mỹ khi giấy, lon và chai nhựa được tách ra để tái chế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp tái chế ở đây còn quá nhỏ so với số lượng rác thải ra, vốn phần lớn được đốt ở ngoài bang. Một trong những đề xuất về Kế hoạch Triệt thoái không còn rác của Thị trưởng New York Bill de Blasio chính là loại bỏ việc chuyển rác thải sang các bang khác vào năm 2030.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Mỹ Duyên
7 tháng 10 2020 lúc 21:05

củm ơn bạn nha!~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thùy Linh
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 17:13

Tham khảo:

Bạn Komako thân mến!

Tớ tên là Nguyễn Nhật Linh, học sinh lớp 7 tớ đến từ Việt Nam. Tuần vừa qua, tớ được du ngoại cùng đất nước bạn với nhiều ấn tượng đẹp và đáng nhớ nhưng chỉ là qua màn ảnh nhỏ. Tớ ao ước rằng một ngày gần đây tớ sẽ được đến thăm đất nước đất nước Nhật Bản thân yêu của bạn để được trượt trên nền tuyết trắng, được khoác trên mình bộ kimono duyên dáng của đất bạn. Được thưởng thức cái lạnh buốt giá.

Đất nước Việt Nam của tớ hình chữ S. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu khá ấm áp và dễ chịu. Mùa xuân là mùa của những lễ hội và vui chơi, với cây cối trăm hoa đua nở, đâm chồi nảy lộc. Mùa hè là mùa của du lịch vì đất nước tớ bao bọc xung quanh đều là biển cả. Mùa thu với cơn gió heo may với gió se se lạnh làm cho con người ta như muốn hít thở tất cả vào lòng. Mùa đông ở đây không quá lạnh, là mùa của những lễ cưới con người như chờ đợi từng ngày để đến mùa đông sưởi ấm cho nhau. Mùa hạ với cái thời tiết khô hanh, mùa của những cơn mưa rào trời như đổ nước xuống tưới tiêu cho hoa màu xanh mơn mởn.

Đất nước tớ có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Một trong số đó là khu du lịch đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế…… Nếu có dịp bạn sang Việt Nam tớ sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn. Chúng ta sẽ có cuộc vi hành từ Bắc vào Nam. Điểm đầu tiên chúng ta dừng chân đó sẽ là quê hương của người Bác kính yêu của đất nước tớ đó là Nghệ An. Tớ muốn bạn biết rằng tuy Bác là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác vẫn có cuộc sống giản dị mà thanh cao.

Điểm tiếp theo chúng ta đến sẽ là Huế mộng mơ. Bạn sẽ được ngắm dòng sông hương lặng lờ trôi nó đang vươn mình chuyển hướng nhưng không hề có một tiếng động nào cả. Vẫn cứ im lìm lặng yên. Rồi những cô gái Huế mặc áo tím thủy chung với giọng Huế ngọt ngào dễ đi và lòng người.

Và điểm ta không thể bỏ qua đó là Đà Nẵng với cái tên thành phố đáng sống. Bạn sẽ được nằm dài dưới bãi biển Mỹ Khê cắt trắng, ngắm nhìn những lớp sóng xô bờ. Điểm đến cuối cùng đó là Hội An. Với những phố cổ dài, kiến trúc hoàn mĩ không chê vào đâu được, con người ở đây bình yên lặng lẽ.

Dân tộc Việt Nam rất cởi mở và hiếu khách. Chúng tớ sẵn sằng giang rộng đôi tay kết bạn với bạn bè trên toàn quốc và hợp tác để xây dựng cuộc sống hòa bình trên thế giới.

Thư đã dài tớ xin dừng bút tại đây. Chúc bạn và gia đình luôn bình an hạnh phúc. Tạm biệt bạn!

Thân ái chào bạn!

Nguyễn Nhật Linh

Bình luận (1)
Tô Hà Thu
27 tháng 9 2021 lúc 17:14

Tham khảo:

 

Việt Nam, ngày … tháng … năm ….

Cô Ê- mi-li kính mến ! 

Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hòa bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu. 

van mau viet thu cho mot nguoi ban de tim hieu dat nuoc minh - Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Thưa cô Ê-mi-li ! 

Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu. 

Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hòa bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả – nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí. 

Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô – người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có mười tám tuổi thôi phải không cô ? Ôi, mười tám tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới mười tám tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sĩ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sĩ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hòa bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn. 

Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ : "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông – một con người quả cảm anh dũng – dám hy sinh thân mình vì nền hòa bình của dân tộc khác : 

Ê-mi-li con ơi! 

Trời sắp sáng rồi…

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ đến tìm con…

Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hòa bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô – người con của chiến sĩ hòa bình vĩ đại No-man Mo-ri-xon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon". 

Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hòa bình. 

Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hòa bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc. 

Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại tỏa khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hòa bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ? 

Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ. 

Cháu mong chờ thư của cô. 

Cháu vô vàn yêu quý của cô.

Bình luận (1)
nam do duy
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
30 tháng 10 2021 lúc 12:05

tham khảo:

câu 1:

- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay mềm

- Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngon lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt.

câu 2:

B1: Duỗi cơ nhẹ nhàng

B2: Dùng tay massage vùng bị chuột rút để giảm căng cơ

B3: Chườm lên vùng cơ bị chuột rút bằng túi nước ấm, chai nước nóng hoặc khăn ấm

B4: Uốn cong ngón chân: Là biện pháp đơn giản nhất để xử lý khi bị chuột rút ở bàn chân và ngón chân.

Bình luận (0)
Trương Quang Minh
30 tháng 10 2021 lúc 14:40

câu 1:

- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay mềm

- Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngon lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt.

câu 2:

B1: Duỗi cơ nhẹ nhàng

B2: Dùng tay massage vùng bị chuột rút để giảm căng cơ

B3: Chườm lên vùng cơ bị chuột rút bằng túi nước ấm, chai nước nóng hoặc khăn ấm

B4: Uốn cong ngón chân: Là biện pháp đơn giản nhất để xử lý khi bị chuột rút ở bàn chân và ngón chân.

Bình luận (0)
Dạ Nguyệt
Xem chi tiết
QuocDat
13 tháng 2 2020 lúc 17:22

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi.Tác phẩm này được lấy một đoạn đẻ cho váo sách giáo khoa lớp 6.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
pham countryhuman koreo
13 tháng 2 2020 lúc 17:23

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên  con người ở Nam Bộ.

Đất rừng phương nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Anh Trần Ngọc
Xem chi tiết
pham thi huong
Xem chi tiết
AN Nguyễn Gia
27 tháng 12 2021 lúc 19:24

a

Bình luận (1)
Võ Ngọc Bảo Châu
Xem chi tiết
Lê Thiên Ngọc
8 tháng 7 2020 lúc 21:43

Trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay thì môi trường trở thành đối tượng được bảo vệ hàng đầu của toàn nhân loại. Ở hầu hết những nước phát triển hiện tượng xả rác bừa bãi hầu như không còn tồn tại do người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vứt rác bừa bãi vẫn là một vấn nạn đáng lo ngại nhất là trong môi trường giáo dục như trường học. Trường học nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy ta kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày hàng giờ trong các trường học.

    Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi do theo thói quen, tiện đâu vứt đó. Đây là ý thức không được rèn luyện từ nhỏ của người Việt Nam. Ăn xong một que kem, người ta có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa hay người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác. Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Tuy nhiên, sự thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi nhiều khi trẻ em cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách. Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống.

    Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. Khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh. Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai.

    Việc vứt rác bừa bãi trong trường học sẽ gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nhà trường. Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. Thứ hai, việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. Muỗi và các loại côn trùng có hại có môi trường sản sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của học sinh, giáo viên trong trường. Thứ ba, việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Trường học là nơi nuôi dưỡng những người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vì vậy điều thiết yếu là phải xây dựng một thói quen tốt về việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ cho học sinh, sinh viên.

    Để khắc phục cũng như phòng ngừa việc xả rác trong trường học thì việc cần thiết hiện nay là cần tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập. Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiểm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường.

    Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu cần được cải thiện trong hiện tại để phát triển tương lai. Để một đất nước có thể phát triển thì cần một môi trường xanh. Tuy chỉ bao hẹp trong nhà trường nhưng đây là nơi khởi đầu cho việc nuôi dưỡng những ý thức tốt đẹp về việc vứt rác đúng nơi qui định.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ho Thi Doan Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưởng
10 tháng 1 2018 lúc 17:26

Tiểu sử của Lê Doãn Sửu :

Lê Doãn Sửu(1901-1943)

Vào giữa mùa Xuân năm Tân Sửu(1901), Lê Doãn Sửu ra đời tại lkhu phố Đệ Thập, thành phố VInh(nay là phường Bến Thuỷ- thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An. Vợ chồng anh Lê Doãn Xường và Nguyễn Thị Chắt đã đặt tên con là Lê Doãn Sửu để không quên năm sinh của cậu con trai đầu lòng. 

Thành phố Vinh vào những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tư bản Pháp lợi dụng quyền thống trị đã cướp đất của nông dân quanh vùng để xây dựng các nhà máy. Người nông dân không có một tấc đất cắm dùi, ngoài ra còn chịu cảnh sưu cao thuế nặng và họ lâm vào cảnh bần cùng hoá. Hàng ngày người đàn ông phải đi làm thuê trong các nhà máy còn phụ nữ ở nhà buôn thúng bán mẹt hoặc đi làm thuê, cấy rẽ nhưng vẫn không đủ ăn. Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn như bao gia đình khác ở trong vùng, Lê Doãn Sửu phải đi làm thuê cùng với cha trong nhà máy Diêm vào năm 16 tuổi. 

Nhà máy Diêm ra đời năm 1907 thuộc công ty vô danh Rừng và Diêm(gọi tắt là SIFA) với số lượng công nhân khoảng 750 người trong đó công nhân nam chiếm 1/4, nữ chiếm 2/4 và trẻ em chiếm ¼. Nhà máy có 6 bộ phận chính: nhà đẽo, nhà kẽm, bộ phận cầm bàn, sấy vỏ, bỏ que, quét phấn và dán tem. Ngoài ra có bộ phận nhỏ làm nhiệm vụ sửa chữa nhà cửa, phân xưởng. Mỗi bộ phận có một cai và một phó cai quản lý công nhân. Giám đốc và phó giám đốc nhà máy là người Pháp thông qua quản lý của nhà thầu khoán là Trương Đắc Lạp. Trẻ em vào làm việc trong nhà máy Diêm thường ở bộ phận bỏ que(que diêm đã hoàn chỉnh bỏ vào bao). 

Lê Doãn Sửu hàng ngày được chứng kiến cảnh công nhân bị bọn chủ đánh đập vì những lỗi nhỏ. Trẻ em làm việc mỗi ngày từ 17 dến 18 giờ nhưng chỉ được trả với đồng lương hết sức thấp và thường xuyên bị đánh đập: nếu xếp que diêm vào hộp chậm là bị đánh hoặc xếp que không chặt cũng bị đánh...Lúc nào tên cai Học cũng lăm le chiếc roi dài dò xét công nhân trong xưởng.

Cùng các bạn trong khu phố làm ở nhà máy Diêm như Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục... trông thấy cảnh chủ nhà máy đối xử với công nhân như vậy Lê Doãn Sửu rất tức, nhung không biết làm thế nào. Tuổi trẻ hăng hái họ định tìm cách trừng trị bọn cai, nhưng nếu trừng trị không thành thì sẽ bị đuổi việc ... 

Năm 1921, Lê Doãn Sửu và các bạn nghe nói có phong trào thanh niên xuất dương sang Xiêm, Trung Quốc để hoạt động cách mạng chống Pháp, nhưng nhà anh quá nghèo, cơm không đủ ăn lấy tiền đâu mà làm lộ phí. Hàng ngày các anh nghe tiếng thì thầm bên tai: ở nước ngoài có ông Mã Khắc Tư(Các Mác) giỏi lắm, ông Lý Ninh(Lê nin) đánh đổ chế độ Nga Hoàng ...ở nước ta có ông Nguyễn Ái Quốc đang ở bên Tây mà Tây thì lùng bắt mãi không được... 

Lúc này Lê Mao, một người bà con trong họ cách nhà anh 2 km, ít tuổi hơn Lê Doãn Sửu nhưng được anh em công nhân trong nhà máy Diêm yêu quý, công nhân coi Lê Mao như anh trai, lớp có tuổi thì coi như người thân đã bàn anh và các bạn cần thiết phải tổ chức một hình thức sinh hoạt tinh thần để mở mang trí óc. Các anh tìm mua các sách báo như báo “Tiếng dân”, “Tân Thế kỷ” để qua đó hiểu thêm về phong trào cách mạng trên thế giới, hiểu thêm sinh hoạt của thợ thuyền trong nước. 

Trong những năm 1923-1924, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao và các bạn trẻ làm trong các nhà máy Diêm, Trường Thi, Cưa....thường đến hội trường Quảng Tri ở trong thành phố Vinh để nghe thầy giáo Trần Văn Tăng, Hà Huy Tập và Trần Phú nói chuyện về lịch sử nhân loại, về những tấm gương nghĩa sỹ yêu nước. Từng bước một Lê Doãn Sửu và các bạn trẻ trong các nhà máy đã được bồi đắp thêm lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống ách cường quyền. 

Giữa năm 1924, Lê Doãn Sửu và các bạn của anh nghe anh chị em thợ trong nhà máy bàn tán nhỏ to về việc Phạm Hồng Thái ôm bom giết tên Méc lanh, toàn quyền Đông Dương, lúc y đến Sa Điện (Quảng Châu- TrungQuốc). Lần đầu tiên được nghe chuyện lạ như vậy, tìm hiểu kỹ thì ra Phạm Hồng Thái trước đây là cũng thợ nhà máy Đèn Bến Thuỷ và anh cũng là người Hưng Nguyên đã xuất dương sang Trung Quốc từ đầu năm. Lê Doãn Sửu rất khâm phục tinh thần quả cảm của Phạm Hồng Thái và anh thường nghĩ: giá như trước đây mình có tiền đi xuất dương thì....Và thời gian sau dồn dập nhiều sự kiện trọng đại đã cuốn hút lớp thanh niên như Lê Doãn Sửu. Các anh tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu(1925) và dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh(tháng 3/1927). 

Ngày 14/7/1925 tại núi Con Mèo(Bến Thuỷ) Hội Phục Việt ra đời do Lê văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn ...sáng lập(Hội Phục Việt nhằm: tập hợp lực lượng yêu nước trong nhân dân, đánh đổ thực dân Pháp, khôi phục lại nền độc lập cho đất nước). Hội đã mở rộng cơ sở tổ chức ra cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Tổng bộ Hội Phục Việt, phong trào yêu nước ở Vinh - Bến Thuỷ có điều kiện phát triển và nhanh chóng trở thành trung tâm của phong trào yêu nước trong tỉnh và cả xứ Trung Kỳ. Cơ sở của Hội phát triển hầu khắp trong các nhà máy và các đường phố và trường học ở Vinh Bến Thuỷ. Ở nhà máy Diêm, đồng chí Lê Mao đã sớm trở thành thành viên của Hội Phục Việt và anh đã tích cực xây dựng cơ sở của Hội trong nhà máy Diêm; một thời gian sau Lê Doãn Sửu cũng được kết nạp vào Hội. Năm 1927, 4 tiểu tổ Hưng Nam (sau này đổi tên là Tân Việt) do Nguyễn Khắc Long thành lập với tên “Xuân, Hạ Thu, Đông” ở trong các nhà máy và làng Yên Dũng Hạ, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Viết Lục, Phạm Châu, Lê Thị Kiều Hà, Đinh Văn Đức, Lê Thị Vy là những thanh viên tích cực của các chi bộ đó. 

Một thời gian sau do yêu cầu của tổ chức, Lê Doãn Sửu chuyển sang nhà máy Cưa làm việc cùng Nguyễn Viết Lục. Tại đây các anh đã xây dựng được cơ sở của Đảng Tân Việt, nhà máy Trường Thi có Lê Viết Thuật phụ trách, cảng Bến Thuỷ có Phạm Châu, nhà máy Diêm có Lê Mao. .. 

Ngày 11/ 4/1928, nhân việc chủ nhà máy đuổi một công nhân, các đồng chí Lê Mao( nhà máy Diêm) và Nguyễn Viết Lục, Lê Doãn Sửu( nhà máy Cưa, thuộc hãng SIFA) đã lãnh đạo công nhân đình công phản đối chủ đuổi thợ vô lý và đòi tăng lương, bỏ cúp phạt. Công nhân nhà máy Diêm nghỉ việc buổi sáng thì chiều hôm đó công nhân nhà máy Cưa cũng nghỉ việc đồng thời đưa yêu sách tương tự. Lần đầu tiên bị thợ hai nhà máy bãi công cùng một lúc, bọn chủ hết sức hoảng hốt. Vì thế ngày hôm sau, chủ hai nhà máy này đã tập trung công nhân lại tuyên bố tăng lương đồng loạt cho mỗi người 5 xu một ngày.ắThng lợi của cuộc đấu tranh đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của công nhân trong toàn thành phố. 

Tháng 5/1929, nhân dịp cuộc đấu tranh vạch mặt tên Cao Kiên(phó trưởng khu phố Đệ Thập) một khu phố bao gồm thợ thuyền và dân cày, lạm dụng quyền để thu thuế nhà ở tăng gấp ba lần, Đảng Tân Việt chủ trương đưa người của mình vào nắm chính quyền cơ sở để tạo điều kiện cho tổ chức Đảng hoạt động, Đồng chí Lê Mao và Phạm Châu trúng cử chánh, phó lý làng Yên Dũng Hạ; Phạm Châu làm lý trưởng, Lê Mao làm phó lý, từ đó hai đồng chí càng có điều kiện đi lại công khai để hoạt động cách mạng. 

Sau khi thành lập, cuối năm 1929, Ban chấp hành lâm thời Trung ương Đông Dương cộng sản Đảng đã cử đông chí Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung vào xây dựng cơ sở Đảng ở Trung Kỳ. Các đồng chí đã gặp đồng chí Võ Mai và thành lập Kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng Trung Kỳ, Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Cơ quan Xứ uỷ đóng ở làng Vang(thuộc Hưng Nguyên, giáp thành phố Vinh), được một thời gian cơ quan Xứ uỷ dời xuống cống Đệ Nhất, phố Cô Đầu(nay là khu vực bên trái nhà thiếu nhi Việt Đức, Thành phố Vinh). 

Vào Nghệ An đồng chí Nguyễn Phong Sắc đặc biệt chú ý phong trào công nhân Vinh Bến Thuỷ. Đồng chí đã gặp Lê Mao, Lê Viết Thuật và Lê Doãn Sửu, lấy đó làm nòng cốt để phát triển tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng trong giai cấp công nhân ở Vinh Bến Thuỷ. Kỳ bộ Trung Kỳ đã xây dựng được cơ sở Đảng sâu rộng ở vùng xung quanh thành phố Vinh Bến Thuỷ và trong các nhà máy. 

Sau vụ Đông Dương cộng sản Đảng tổ chức rải truyền đơn ở Nghệ An kêu gọi quần chúng kỷ niệm ngày phản đối đế quốc chiến tranh(1/8/1929), đồng chí Trần Văn Cung bị bắt, cơ quan của Xứ uỷ phải chuyển đồ đạc và tài liệu ấn loát xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu ở làng Yên Dũng Hạ. 

Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời(3/2/1930), tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ được thành lập và đã chỉ định ra hai Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nghệ An: Tỉnh bộ Vinh (bao gồm Vinh Bến Thuỷ, hai huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Thanh Hoá); Tỉnh uỷ Nghệ An (gồm các huyện còn lại). 

Ngày 20/2/1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã triệu tập Lê Doãn Sửu cùng các đảng viên Tân Việt như: Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Lợi, Lê Viết Thuật, Lê Mao, Nguyễn Phúc, Nguyễn Khắc Thiện...tại Dăm Mụ Nuôi(làng Yên Dũng Thượng, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (nay là phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) nói về việc thống nhất lại Đảng và chuyển các đồng chí này thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời thành lập Tỉnh đảng bộ lâm thời Vinh, đồng chí Lê Mao được bầu làm Bí thư, Ban chấp hành lâm thời gồm các đồng chí Lê Viết Thuật, Lê Doãn Sửu, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục. Hội nghị đã phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí: 

-Đồng chí Lê Mao: phụ trách phong trào chung cả tỉnh 
- Đồng chí Lê Viết Thuật: phụ trách nhà máy Trường Thi và các khu phố khu vực Vinh 
-Đồng chí Nguyễn Phúc: phụ trách khu vực Bến Thuỷ 
-Đồng chí Nguyễn Viết Lục: trực tiếp nhận giấy tờ và mệnh lệnh cấp trên 
-Đồng chí Lê Doãn Sửu: Phụ trách phong trào nông dân huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc. 

Sau khi cơ quan Xứ uỷ chuyển xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu, các đồng chí lãnh đạo Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, giao thông liên lạc như Nguyễn Thị Nghĩa(cán bộ liên lạc giữa Trung ương và Xứ), Nguyễn Thị Duệ(cán bộ Xứ) ....thường đi ăn nghỉ tại đây. Để che mắt địch hoạt động, đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa trong vai là cô vợ lẽ người Bắc Kỳ của anh công nhân Lê Doãn Sửu. Hàng xóm làng giềng xì xào anh Sửu có hai vợ nhưng các bà ăn ở hoà thuận. Anh Sửu là người tốt số biết dạy vợ... Sau những chuyến đi buôn xa từ ở ngoài Bắc Kỳ về, cô vợ lẽ lại đảm đang công việc nội trợ, gánh nước, quét nhà, giặt giũ quần áo cho “anh ấy” và đi chợ, nấu ăn đỡ tay cho bà cả. 

Đồng chí Lê Doãn Sửu có dáng người mập, đầu anh thường húi cua đôi mắt to sáng và hay nhấp nháy,- Chị Nguyễn Thị Minh Khai đặt biệt danh cho anh là "anh nhấp nháy" và  chị Nguyễn Thị Nhuân và NguyễnThị Duệ lúc làm việc với anh đều gọi là "anh nhấp nháy". Lê Doãn Sửu thường nói rất nhanh và tính hay đùa nên mọi người ai cũng quý mến. Trong lúc đi hoạt động Lê Doãn Sửu thường cài trang, lúc là công nhân khuân vác với áo nâu bạc màu cỏ vắt chiếc khăn có mỏ neo; lúc thì itrong  vai một thầy cúng với áo dài thâm quần cháo lòng đội khăn đóng màu đen.  Và không bao giờ bị lộ.

Một thời gian sau đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa bị lộ và bị địch đón bắt tại sân ga Trường Thi. Chúng đưa chị về giam tại nhà lao Vinh. Tại nhà lao Vinh mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Nghĩa không khai nửa lời và đồng chí đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Cơ quan Xứ uỷ lại phải chuyển đi nơi khác. 

Nhân ngày Quốc tế Lao động(1/5/1930), chủ trương của tỉnh bộ Vinh - Bến Thuỷ là huy động công nhân và nông dân khu vực Vinh - Bến Thuỷ làm cuộc biểu tình nhằm biểu dương lực lượng và đưa yêu sách cho nhà chức trách thực dân ở Vinh. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc, đặc phái viên của Trung ương Đảng tại Trung Kỳ được cử phụ trách chung. Tỉnh bộ Vinh- Bến Thuỷ do đồng chí Lê Mao làm Bí thư trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy. Vì các nhà máy riêng biệt nên Tỉnh bộ quyết định mỗi nhà máy có một Ban chỉ huy riêng(mỗi ban có từ 3-7 người). Nhà máy Diêm Bến Thuỷ có 3 người trong ban chỉ huy là: Lê Viết Cường, Nguyễn Thị Duệ, Dương Diên và Lê Mao ngoài việc chỉ huy chung còn trực tiếp chỉ huy cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm. Nhà máy Điện có 3 người: Nguyễn Duy Thiện, Tài Dung, Bình. Nhà máy Cưa Lao Xiên gồm ba người: Lê, Hậu, Hiến. Nhà máy Cưa Kỳ Sùng Thúc gồm Lê Văn và hai ngườ nữa. Các đơn vị công nhân khuân vác ở cảng Bến Thuỷ có 7 người do Lê Doãn Sửu chỉ huy, nhà máy Trường Thi do Lê Viết Thuật trực tiếp chỉ huy. 

Về phía nông dân quanh vùng Vinh Bến Thuỷ, ban chỉ huy gồm Hoàng Trọng Trì, Trần Cảnh Bình... 

Cuộc biểu tình của công nông Vinh- Bến Thuỷ đã thu hút hơn 1.200 người (gồm công nhân các nhà máy và nông dân các làng Ân Hậu, Lộc Đa, Yên Dũng ...)tham gia, được tổ chức chu đáo; tuy bị đàn áp đẫm máu nhưng đã gây tiếng vang lớn, mở đầu cho cao trào đấu tranh cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc biểu tình được Đảng đánh giá “Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng xứ ta, công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”. 

Được phân công phụ trách phong trào cách mạng huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu như con thoi đi lại giữa hai vùng. Đã nhiều lần đồng chí cùng đồng chí Nguyễn Phong Sắc tham dự và chỉ đạo trực tiếp phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc. 

Vào khoảng tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ bắt liên lạc với Lê Xuân Đào, là một đảng viên Tân Việt tích cực ở Hưng Nguyên để xây dựng cơ sở Đảng Tháng 4/1930, đồng chí Lê Xuân Đào đã thành lập chi bộ ghép Đảng cộng sản đầu tiên của hai tổng Phù Long(Hưng Nguyên) và Nam Kim(Nam Đàn) do đồng chí Lê Xuân Đào làm Bí thu. Đồng chí Lê Doãn Sửu lúc này với bí danh là Đông đã về bắt liên lạc với Lê Xuân Đào để xây dựng cơ sở Đảng trong cả vùng. 

Để chuẩn bị cho cuộc biểu tình của nhân dân huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 đạt kết quả tốt, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng đồng chí Lê Xuân Đào và các đảng viên trong chi bộ ghép tuyên truyền vận động nhân dân tham gia. Do được chuẩn bị chu đáo, cuộc biểu tình đã thu hút hơn 8.000 nông dân thuộc ba tổng Phù Long, Thông Lãng p(hủ Hưng Nguyên) và tổng Nam Kim(huyện Nam Đàn) tham gia. Đoàn biểu tình với hàng ngũ chỉnh tề, trang bị gậy gộc, giáo, mác giương cao cờ búa liềm vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu. Đến ga Yên Xuân, ban chỉ huy bắt trói xếp ga và cắt đứt đường điện tín. Khi đoàn biểu tình đến Thái Lão, thực dân Pháp cho hai máy bay ném bom vào đoàn người. Cuộc biểu tình giải tán. Đến chiều khi bà con nông dân ra khâm liệm và mai táng những đồng chí hy sinh thì thực dân Pháp lại cho máy bay đến ném bom một lần nữa. Tổng cộng số người thiệt mạng trong cuộc biểu tình lên đến 217 người và 125 người bị thương. Ngoài ra chúng còn bắt giam hàng trăm người khác. Vụ tàn sát cực kỳ dã man của thực dân Pháp đã làm chấn động dư luận trong nước và Quốc tế. Ngay sau cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng các đồng chí trong Tỉnh Đảng bộ Vinh, đồng chí Lê Xuân Đào tổ chức truy điệu những người hy sinh, quyên góp ủng hộ những người bị thương.. Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An phát truyền đơn, đăng báo ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng, tố cáo tội ác của chính quyền thực dân Pháp và tay sai. Truyền đơn của Đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh: không được đụng đến nhân dân Nghệ Tĩnh; không được đuổi công nhân xã Đệ Thập; không được bắn giết các cuộc biểu tình; không được ném bom tàn sát.... 

Sau cuộc biểu tình ngày 12/9 ở Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu và Lê Xuân Đào đã tích cực chuẩn bị cho việc thành lập phủ uỷ Hưng Nguyên. Cũng trong thời gian này vợ đồng chí Lê Doãn Sửu sinh con gái đầu lòng nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, việc nhà đồng chí đã trông nhờ vào ông bà nội ngoại. 

Vào cuối tháng 9/1930, Tỉnh uỷ Vinh đã chỉ định ra Ban chấp hành Thành Đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ gồm các đồng chí: Trần Hường, Nguyễn Văn Dật, Nguyễn Thị Liên và đồng chí Lê Doãn Sửu, Uỷ viên Tỉnh uỷ Vinh được cử làm Bí thư. Thành uỷ Vinh - Bến Thuỷ được Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng và phong trào cách mạng trong thành phố, còn các chi bộ Đảng ở nông thôn giao về huyện uỷ Hưng Nguyên và Nghi Lộc. 

Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của các tỉnh Đảng bộ phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 9/1930 trở đi chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã, các xã bộ nông đứng lên nắm chính quyền điều hành công việc của địa phương. 

Tháng 10/1930, khi đồng chí Lê Viết Thuật đang hoạt động ở Hà Tĩnh được điều về cơ quan Xứ uỷ, đồng chí Lê Doãn Sửu và Nguyễn Phúc...được Xứ uỷ giao nhiệm vụ chỉ đạo phong trào cách mạng hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm duy trì thành quả Xô Viết và đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của địch. 
Cuối năm 1930, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh ở thành phố Vinh các tổ chức quần chúng ra đời. Đồng chí Lê Doãn Sửu giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Thị Nhuận và NGuyễn THị Duệ(công nhân nhà máy Diêm) tổ chức Hội phụ nữ giải phóng. Tổ chức này đã thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia(công nhân, buôn bán...). Các hội viên đóng góp ủng hộ vê ftinh thần và vật chất trong lúc gặp khó khăn, quyên góp quần áo gửi cho anh em tù chính trị ở lao Vinh đấu tranh bị địch tịch thu và đốt hết quần áo. 

Để chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng sát sao hơn, Xứ ủy  Trung Kỳ đã tổ chức Hội nghị toàn thể (từ ngày 22/4 đến 29/4/1931) tại làng Lộc Đa, tổng Yên Trường, Hưng Nguyên(nay là xã Hưng Lộc, thành phố VInh). Hội nghị ra quyết định giải thể cấp Tỉnh ủy Vinh và thành lập Khu ủy Vinh, Khu ủy Bến Thủy. Hai khu ủy này trực thuộc Xứ ủy. Xứ ủy đã cử hai đồng chí là Nguyễn Văn Lợi và Đinh Văn Đức chỉ đạo việc thành lập hai khu ủy(tháng 5/1931).

Khu ủy Vinh gồm 5 ủy viên do đồng chí Phan  Công Vượng làm Bí thư. Khu ủy Bến Thủy do đồng chí Lê Doãn Sửu làm Bí thư.

Để đối phó với phong trào cách mạng đang dâng lên ở hai tỉnh, thực dân Pháp đã tìm mọi cách dìm phong trào vào trong biển máu. Chúng xây thêm các đồn bốt, điều lính các nơi về Nghệ Tĩnh, hàng ngàn chiến sỹ cách mạng bị bắt và chuyển giam trong các nhà tù Lao Bảo, Kon Tum, Ban Mê Thuột, Côn Đảo, Trà Khê....Vào tháng 8/1931 đồng chí Lê Doãn Sửu bị sa vào tay địch. Chúng kết án đồng chí khổ sai chung thân cùng với 12 người khác như Nguyễn Cầu, Phạm Châu, Nguyễn Cận, Mai Trọng Tín, Tôn Gia Chung...(theo bản án số 152 ngày 29/10/1931) và sau đó bản án được Hội đồng cơ mật giảm xuống 13 năm khổ sai và 7 năm quản thúc; đồng thời đày đi nhà tù Buôn Ma Thuột. (theo bản án số 246 ngày 24/6/1932 của Hội đồng cơ mật).

Giữa năm 1934, đồng chí Lê Doãm Sửu và nhiều đồng chí khác được  trả tự do nhân dịp toàn quyền Rô bin đến Đông Dương và vua Bảo Đại cưới vợ. Về Vinh Lê Doãn Sửu xin trở lại làm công nhân và tiếp tục hoạt động. Tên của anh lại nằm trong sổ theo dõi của mật thám Pháp(số A.15.941). 

Năm 1936-1937  phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ ở Vinh phát triển mạnh. Anh Sửu hòa mình vào phong trào đấu tranh của công nhân Vinh Bến Thủy. Ngày 15/7/1937 Lê Doãn Sửu bị bắt trên đường từ Thà Khẹt(Lào) về Vinh(theo Thông tư mật số 845-CS ngày 27/5/1937 của Paul. Hum bert chánh mật thám Vinh gửi liêm phóng Trung Kỳ tại Huế. bị giam ở đồn bang tá VInh, nhưng không có lý do buộc tội thực dân Pháp phải thả anh ra.
Cuối năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ Pháp tuyên chiến với Đức và bắt đầu thi hành chính sách phát xít giải  tán Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ trong nước cũng như ở các nước thuộc địa của Pháp. Ở Đông Dương chúng điên cuồng tấn công vào Đảng cộng sản và các đoàn thể quần chúng của đảng. Toàn quyền Đông Dương ngày 28/9/1939 ra Nghị định giải tán các tổ chức nghiệp đoàn, tương tế, ái hữu ở Đông Dương. Ngày 5/10/1939, chính phủ Nam triều ra Đạo dụ cấm hội họp, tuyên truyền cộng sản và tịch thu sách báo tiến bộ ở Việt nam. Ở Nghệ An, nhất là ở VInh Bến Thủy, ngoài llực lượng cảnh sát , mật thám cũ, thực dân Pháp còn cấp thêm ngân sách cho mỗi phố trưởng lập một đơn vị "đoàn phòng" gồm 30 tên canh phòng trong khu phố. Những người  tù chính trị đã mãn hạn đều bị quản thúc chặt chẽ.

Ngày 20/7/1940, Sô nhi(chánh mật thám Trung Kỳ) đã ra lệnh cho các sở mật thám thuộc Trung Kỳ :  "không thể đợi chúng  tổ chức xong và có bằng chứng cụ thể mới truy tố. Trong bất cứ tình huống nào, dù chưa có bằng chứng để truy tố cũng phải thi hành tức khắc một trong những biện pháp đã định trong Sắc luật ngày 21/1/1940, đặc biệt là đem những tên hoạt động mạnh nhất đi trại trung đặc biệt".

   Lê Doãn Sửu lại bị thực dân Pháp bắt  và đưa đi an trí tại Trà Khê(Tỉnh Phú Yên) theo Quyết định số 4206 ngày 7/12/1943. Nói là an trí nhưng nơi đây là rừng thiêng nước độc hoang vu. Thực dân Pháp muốn đọa đày để giết dần giết mòn người chiến sỹ cộng sản. 

Hôm bị dẫn giải qua ngã ba đầu làng, vợ chồng đồng chí gặp nhau lần cuối. Lê Doãn Sửu khuyên vợ đừng khóc, can đảm đứng lên, nuôi dạy con thật tốt. Lời đồng chí dặn vợ câu nói cuối cùng mà sau này bà thường nhắc lại với con cháu: “Anh ra đi lần này không hẹn ngày về, em ở nhà chịu khó nuôi con. Nếu các con có nhớ cha, hãy nói: Các con nhìn lên Rú Quyết mà nuôi chí lớn. Còn em nếu nhớ anh, hãy nhìn xuống dòng sông Lam mà nuôi hận rửa sạch căm hờn”.

Đồng chí Lê Doãn Sửu ra đi lần này không bao giờ trở về nữa. Chỉ biết rằng vào một đêm giữa năm 1944, có 3 người lạ mặt vào nhà bà Cao Thị Kỷ, vợ đồng chí Lê Doãn Sửu tại khu phố Đệ Thập; họ mang theo một nải chuối, 5 quả cau và 1 thẻ hương. Một người nói với bà Kỷ: “Anh ấy đi rồi, chúng tôi là bạn của anh ấy trốn được về đây. Chúng tôi xin lập bàn thờ thắp cho anh ấy nén nhang”. Nói rồi họ lập bàn thờ thắp hương khấn vái và chào gia đình rồi vội bước đi thật nhanh. Trong khi đó mẹ con bà chưa hết bàng hoàng và chưa kịp hỏi thăm chồng mình mất ở đâu? nay mộ ở đâu...? 

Và cho đến năm 2010 trong thời gian tìm hiểu về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chíLê Doãn Sửu, chúng tôi mới được biết  đồng chíi đã hy sinh tại Trà Khê(Phú Yên) ngày 27/3/1944 trong thời gian bị an trí tại đây vì bị kiết lỵ nặng nhưng không được cứu chữa

Đồng chí Lê Doãn Sửu đã hy sinh vẻ vang vì sự nghiệp cách mạng. Đó là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 

Mình chỉ biết có thế thôi . k cho mình nhé !

 
Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Chi
24 tháng 2 2022 lúc 20:33

dai the

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
6/4.12 Phạm Minh Hiếu
Xem chi tiết
NgPhA
25 tháng 10 2021 lúc 21:27
Ta đi ta nhớ quê nhà
Nhớ rượu Mã Kích, nhớ gà đồi quê ta.Quảng Ninh là một vùng đất mỏ, những đặc điểm nhắc đến vùng đất này là mỏ than. Tuy nhiên ở câu ca dao này nhắc đến Rượu Mã Kích một loại rượu nổi tiếng của Quảng Ninh.Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.Những địa danh được nhắc ở trên là địa danh của tỉnh Quảng Ninh. Những địa danh ấy mang đến cho tỉnh Quảng Ninh một nét đặc trưng và riêng biệt khác nhau.
Bình luận (0)
NgPhA
25 tháng 10 2021 lúc 21:33

bạn tách ra nhé

Mình làm trong Word r copy ra nên nó bị liền vậy đó

( cứ 1 chấm là hết câu ca dao )

Bình luận (0)