Thế Lữ đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào để miêu tả khung cảnh ở vườn bách thú
giúppppppp soạn văn CTĐP trước giờ nổ súng lớp 9 mai e có tiết r giúp e vs huhu C1 : em có cảm nhận gì về cách miêu tả khung cảnh đêm cao nguyên ở phần đầu đoạn trích(đoạn từ :đêm đầu tháng đến nhưng vô hiệu)?biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất hiệu quả của biện pháp đó là gì? C2: hình ảnh các chiến sĩ dừng chân nghỉ tại rừng cà phê sau một đêm hành quân hiện lên trong đoạn cuối gợi cho em suy nghĩ về điều gì ? C3 : Em có cảm nhận gì về hình ảnh: "họ nhận ra những chùm hoa màu trắng, thấp thoáng trong ảnh này đang mỗi lúc một lớn dần bóng đêm" đặt trong bối cảnh chung của tác phẩm hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì ?
bạn đăng lại câu hỏi có thêm đoạn trích và mỗi câu hỏi xuống hàng nha.
Em hãy viết đoạn văn ngắn ( 15 đến 20 dòng có sử dụng ít nhất 3 biện pháp tu từ - gạch chân các biện pháp tu từ em đã sử dụng ) miêu tả tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích
.4. Để miêu tả hai chị em Thuý Kiều tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ nào?
1.5. Tác giảsửdụng bút pháp nghệthuật gì đểmiêu tảThúy Vân, Thúy Kiều?
1.6. Tài năng của Thúy Kiều được miêu tảthếnào?
1.7. Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được tác giả tái hiện thông qua những hình ảnh nào?
1.8. Bức tranh thiên nhiên này được tái hiện thông qua cái nhìn và tâm trạng của ai?Tâm trạng nàng Kiều được diễn tả qua từ ngữ nào?
1.9. Trong cảnh ngộ của mình nàng Kiều đã nhớ tới ai?
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu) miêu tả khung cảnh đêm trăng đẹp trên quê hương em. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (gạch chân và chú thích câu văn đó )
Tham khảo nha em:
Hôm nay là ngày mười lăm,trăng tròn như quả trứng vậy! Cái màu trắng bạch của trăng y như lòng trắng trứng gà, nó thanh bạch mà lại xinh đẹp. Người đi đâu, ông trăng đi theo đó giống như là đôi bạn tri kỉ từ lâu. Khung cảnh bộn bề thường ngày biến mất nhường chỗ cho ánh trăng khuya soi sáng con đường. Ánh sáng của trăng mạnh mẽ hơn ánh sáng của bao nhiêu ánh đèn khác. Theo dòng thời gian, ngắm trăng như vầy ta có cảm giác như đang lạc vào một loạt bài thơ nổi tiếng về trăng của Bác như "Ngắm trăng", "Cảnh khuya",...Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và cảm thấy cuộc sống trở nên vui tươi, sinh động và ý nghĩa hơn.
Phép nhân hóa: in đậm nghiêng
Tham khảo nha:
Vào mùa hè, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng. Khi những giọt nắng cuối cùng đã biến mất sau rặng dừa phía tây. Cảnh vật quê em chìm dần vào bóng tối, cũng lúc đó ở phía sau rặng tre xuất hiện một ông trăng nhỏ.Những đêm trăng sáng tỏ, tôi cùng bà thường ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trăng lên, thật là thích khi được nhìn ánh trăng từ từ nhô lên khỏi rặng tre cuối làng. Càng lên cao, càng nhạt màu, trăng càng toả sáng hơn, bóng tối từ từ nhường chỗ cho ánh sáng huyền dịu của vầng trăng. Bầu trời trong và xanh thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài đám mây trắng bay qua tạo cho bầu trời một không gian huyền ảo. Những chị sao thường ngày yểu điệu lấp lánh khoe sắc là vậy, thế mà giờ đây phải khép mình trước ánh sáng rực rỡ của chị Hằng. Càng tuyệt dịu hơn, gió hiu hiu thổi. Chưa hết, hoa mẫu đơn, hoa chiếu thuỷ như đang khe khẽ lắc lư theo gió( phép so sánh) Ánh sáng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật sáng đẹp hơn, nồng nàn dưới ánh trăng.
viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 -12 câu) miêu tả khung cảnh đêm trăng đẹp trên quê hương em . Trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (gạch chân và chú thích câu văn đó)
Hoàng hôn đỏ rực cả góc trời vừa tắt thì màn đêm đã vội vàng buông xuống. Những vì sao bắt đầu lấp lánh trên bầu trời và vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện tựa như nàng tiên dịu hiền ban phát ánh sáng khắp nhân gian.
Cuộc sống hiện đại đã thay thế ánh sáng của thiên nhiên bằng ánh sáng của đèn điện nhưng ánh trăng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng con người. Nhắc đến ánh trăng là nhắc đến một vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên tạo hóa, của một vẻ đẹp dịu dàng, khiết chứ không rực rỡ chói lóa như ánh mặt trời.
Bầu trời đêm như một tấm thảm đen mênh mông rộng lớn được tô điểm bằng những vì sao. Trung tâm của bức tranh ấy chính là vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc. Ánh trăng vàng dịu như mật chảy tràn, lan tỏa khắp nhân gian, làm cho cảnh vật ban đêm trở nên lung linh, huyền ảo.
Càng lên cao trăng càng sáng, ánh trăng êm dịu len lỏi khắp các đường làng ngõ xóm, nhẹ lướt trên các mái nhà, giăng mắc trên từng nhành cây sợi cỏ. Cây cối cũng như được tắm trong ánh trăng vàng. Trăng chiếu vào các tán lá, lọt qua những cành thưa thớt phản chiếu xuống mặt đất tạo thành những đốm sáng li ti trông như hàng nghìn bông hoa đan xen, hòa quyện vào nhau.
Thỉnh thoảng lại có một vài cơn gió thoảng qua làm cho không khí buổi đêm thêm trong lành và thanh mát. Dòng sông được ánh trăng soi sáng trở thành dòng sông trăng, bóng trăng in hình xuống mặt nước, chỉ cần vài gợn sóng lăn tăn là trăng lại vỡ ra hàng ngàn mảnh.
Con người cũng không thể làm ngơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Những bác nông dân sau một ngày làm việc vất vả ngồi trên chiếc chõng tre trước nhà vừa ngắm trăng vừa thưởng thức chén trà thơm ngào ngạt, nói về chuyện đồng áng. Bọn trẻ con thì chạy nhảy, nô đùa khắp xóm, trăng lại là người bạn hiền trên cao soi sáng để chúng yên tâm chơi đùa. Người đi đường cũng phải dừng lại vài giây, ngước nhìn lên cao và thốt lên rằng: “Trăng đêm nay sáng quá”.
Màn đêm đã không còn u tối, đáng sợ bởi vì đã có trăng làm bạn với con người, ánh trăng làm cho vạn vật thêm trữ tình nên thơ. Một đêm trăng đẹp như vậy quả là hiếm có giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp này. Nhờ có trăng, con người đã tạm quên đi những nỗi âu lo thường ngày, tâm hồn nương theo trăng đến một vùng đất thần tiên không có sầu muộn.
Ngắm nhìn đêm trăng sáng và đẹp, lòng em dâng lên một cảm giác bình yên khó tả và tình yêu quê hương tha thiết. Ánh trăng đúng là một món quà tuyệt diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Vì vậy, đừng để mình bị cuốn vào guồng quay cuộc sống hối hả mà lãng quên đi những vẻ đẹp giản dị xung quanh
em cũng định hỏi câu này:]]]]]]]
Văn bản “Sông nước cà mau”;
Dòng sông Năm Căn được miêu tả theo trình tự nào? Khi miêu tả rừng đước tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó lá gì ?
Giúp mình với cảm ơn các bạn nhiều .
Đọc kĩ đoạn thơ sau:
“... Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào”.
a) Biện pháp tu từ nào đợc sử dụng trong đoạn thơ trên? Được thể hiện qua từ ngữ nào?
(1đ)
b) Từ những gợi ý từ khổ thơ trên, em hãy tưởng tượng và miêu tả lại khung cảnh của
khu vườn trong một buổi sớm
tham khảo;
Câu hỏi của nguyenvankhoi196a-Ngữ Văn lớp 9- học toán với onlinemath
a,
Lá thấy cành cao //gió đuổi nhau
Ngoài vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh từ buổi nào.
Các cụm từ in đậm là các vế so sánh.
Ở câu đầu tiên có hai phép so sánh (anh đã ngăn cách chúng bởi dấu "//").
-> Nhận xét: Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
=> Các phép nhân hóa làm sinh động đoạn văn. Làm cho khung cảnh cảm giác trở nên thơ mộng. Những thứ như cây cối, thực vật vô tri vô giác là thế nhưng cũng có những hành động được, vậy mà tác giả làm được đều đó thật là sâu sắc.
cảm ơn mon-chan nhưng mink thật lòng xin lỗi vì lúc nãy mình vùa bình luận rồi. Cảm ơn rất nhiều về câu trả lời của bạn. Cảm ơn bạn
Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3)
a. Hãy phân tích từng cảnh tượng.
b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rõ cái hay của hai đoạn thơ này.
c. Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng thiên nhiên nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?
a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.
+ Uất hận khi rơi vào tù hãm.
+ Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.
+ Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.
+ Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.
+ Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.
→ Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.
Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.
+ Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.
+ Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.
→ Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.
b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.
- Về từ ngữ:
+ Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.
+ Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.
+ Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.
- Về hình ảnh:
+ Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.
+ Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.
+ Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.
c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.
+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.
+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.
→ Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Viết một đoạn văn miêu tả cảnh trời mưa trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ .
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu thời gian diễn ra mưa.
Thân đoạn:
- Trước khi mưa:
+ Cây cối ntn?
+ Bầu trời ra sao?
-> Giận dữ chuyển màu xám xịt (nhân hóa)
-> ...
+ Con vật: chim chóc, chó mèo có những hành động gì?
+ Con người:
-> Vội vã chạy để vượt cơn mưa.
-> Một số người chạy ra lấy đồ phơi vào trong nhà.
-> ...
- Khi mưa:
+ Giọt mưa: rơi nặng hạt, tí tách trước sân nhà.
+ Ngoài đường: Đang được mưa gột rửa bụi bặm.
+ Cây cối: được tắm mưa (nhân hóa)
+ ...
- Sau khi mưa:
+ Đằng chân trời có cầu vòng đẹp đẽ.
Kết đoạn:
- Cảm nhận của em về cảnh trời mưa.
Bạn tham khảo đoạn văn sau nhé:
Cơn mưa đầu tiên của mùa xuân đã đến. Những hạt mưa bé nhỏ như nhảy nhót trên từng cành cây kẽ lá. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.
Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Mấy hôm nay trời mưa to làm không khí dịu đi hẳn. Cuối cùng sau hơn một tháng, trời cũng đã có mưa trở lại để cho mọi vật tươi tốt. Chiều hôm trước, em thấy trời nắng hơn hẳn mọi ngày, báo hiệu cho một cơn mưa lớn sắp đến. Trời ùn ùn kéo mây đen đến, che hẳn cả mặt trời và gió giông nổi lên mát lạnh. Chỉ mười phút sau thì mưa bắt đầu trút xuống. Cây cối dang tay đón lấy những hạt mưa, trút hết bụi bặm và được tưới mát sau cả tháng trời, những tàu lá càng thêm xanh mướt, những cành cây khô cằn như có thêm sức sống (Nhân hóa). Những bác nông dân vội vàng chạy về nhà để tránh mưa. Những chú chim, những chú gà vội vàng tìm chỗ trú. Không khí dịu đi làm em cảm thấy khoan khoái. Em rất thích những cơn mưa như vậy.
_mingnguyet.hoc24_