Trình bày tình hình phát triển kinh tế và các trung tâm kinh tế vùng duyên hải nam trung bộ
Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ?
Tình hình phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ :
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản :
+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.
- Du lịch biển đảo :
+ Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,... và các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
- Dịch vụ hàng hải :
+ Nhờ điều kiện địa lí thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyên trên tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động. Các thành phố cảng biển vừa là đầu môi giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
- Khai thác khoáng sản biển: Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),..
trình bày điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp kinh tế biển ở vùng duyên hải nam trung bộ
Tham khảo:
- Vị trí địa lí:
+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho DHNTB giao lưu, buôn bán, chuyển giao công nghệ với các vùng khác trên cả nước.
+ Tiếp giáp với Lào, thuận lợi để mở rộng buôn bán qua các cửa khẩu, trở thành cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Có một số đồng bằng nhỏ (Tuy Hòa) để phát triển trồng trọt, vùng gò đồi có thể phát triển chăn nuôi.
+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.
+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.
+ Sinh vật:
Rừng: Cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
Biển: Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.
Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).
+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư khá đông, cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).
+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).
+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.
Biết thế mạnh về tình hình phát triển kinh tế của vùng duyên hải nam trung bộ, vùng bắc trung bộ, vùng đồng bằng sông hồng, vùng trung du và miền núi bắc bộ.
Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên , kinh tế xã hội để phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải nam trung bộ ( 14 tỉnh thành phố )
trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của duyên hải Nam Trung Bộ. Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế của vùng
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang bản đồ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, hãy:
a) Kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.
- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Trình bày đặc điểm, thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
Trình bày đặc điểm, thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng?