ca dao râu tôm nấu với thịt bầu
câu 2Hãy xác định định thể thơ của bài ca dao đó?
Câu 3: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao?
Câu 4: Hãy tìm 02 bài ca dao cùng chủ đề
em cần gấp ạ
Ca dao có câu: " Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con"
Hãy giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu ca dao này
Tham khảo:
Nghĩa đen: giới thiệu về bổn phận của con cháu: Trong cuộc sống hàng ngày, bổn phận của con cháy đối với ông bà cha mẹ vẫn luôn là chuẩn mực và thước đo của nhân cách và đạo đức của mỗi người. Việc đối xử kính trọng và lễ phep với ông bà cha mẹ của mình chính là phẩm chất bắt buộc phải có ở mỗi chúng ta.
Nghĩa bóng:Biểu hiện của việc đối xử lễ phép, kính trọng với ông bà cha mẹ được thể hiện qua những việc làm nhỏ nhặt hàng ngày. Trong nhà, mỗi đứa con, đứa cháu cần luôn luôn ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Ta luôn luôn cần đối xử dịu dàng, kính trọng, vâng lời với ông bà cha mẹ của mình. Ngoài ra, mỗi người còn cần giúp đỡ thành viên trong gia đình những việc nhà trong khả năng của mình. Cùng với đó, ta còn cần làm tốt việc của mình, đó là học tập thật tốt, để cho ông bà bố mẹ được vui lòng.
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Câu 1. Bài ca dao trên thuộc chủ đề gì ? Xác định thể thơ?
Câu 2. Em hiểu cụm từ “cù lao chín chữ” như thế nào ?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Câu 4. Viết đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên.
Câu 1:
_ Bài ca dao trên thuộc chủ đề: những câu hát về tình cảm gia đình.
_ Thể thơ: lục bát.
Câu 2:
_ "Cù lao chín chữ": cụ thể hóa công cha và nghĩa mẹ.
Câu 3:
_ BPTT: so sánh
_ Chỉ rõ: công cha - núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước biển Đông.
_ Tác dụng: lời ru con của người mẹ, nói với con về công lao của cha mẹ đối với con cái -> công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đếm được.
Sorry bạn, câu 4 mik từng làm trên máy tính nhưng bị mất file nên ko trả lời bạn được ! Xin lỗi bạn nhiều !!!
Để câu 4 mình giúp bạn nha.
Công cha như núi ngất trời Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao, biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. Trong mỗi chúng ta, ai cũng được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là ng đã sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là là vô cùng to lớn, ko gì có thể sánh bằng. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhơ về công lao của cha mẹ và bổn phận làm con của chúng ta. Cái hay trong các nói trên là so sánh công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, rộng như nc ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng đc so sánh với cái cụ thể. "Núi cao" "biển rộng" giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tg dân gian còn dùng h/ả "núi" và "biển" để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. "Núi" và "biển" biểu tượng cho sự to lớn cao rộng vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những h/ả to lớn vĩnh hằng ây mới có thể diễn tả đc công lao của cha mẹ đói với con cái. Cách dùng thành ngữ "cù lao chín chữ" kín đáo nói về sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam.
Nếu bạn thấy vô lý thì cứ hỏi mình nhé.
Phần I:
Cho câu thơ: “Yêu nhau như thể tay chân”
Câu 1: Chép chính xác bài ca dao có chứa câu thơ trên.
Câu 2: Phương thức biều đạt chính của bài ca dao em vừa chép là gì? Bài ca dao đó được viết theo thể thơ gì?
Câu 3: Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em về bài ca dao vừa chép, trong đoạn có sử dụng một từ láy, một từ ghép (gạch chân và chú thích rõ).
ài 1:
Biện pháp nghệ thuật: So sánh.
Tác dụng:
→So sánh anh em trong nhà như tay chân mà tay và chân là một bộ phận của cơ thể người, luôn gắn liền với nhau.
→Muốn nhận mạnh rằng anh em trong nhà phải biết đùm bọc, gắn bó, yêu thương nhau.
Bài 2:
Anh em là người cùng một mẹ đẻ ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Mà anh em trong nhà phải biết yêu thương, gắn bó với nhau. Tay và chân cũng thế. Chúng là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay thuận thì chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh.Cũng như lời mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua bài ca dao rằng:anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó cũng chính là bổn phận của người làm con như chũng ta. Phải biết yêu thương , kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ , anh em trong nhà cũng như thế. Như vậy bố mẹ chúng ta sẽ càng vui hơn.
Bài 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dư i: "Công cha như núi ngất trời". (Ngữ văn 7- tập 1, trang 35) Câu 1. Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên. Câu 2. Tìm và giải thích 1 từ Hán Việt được sử dụng trong bài ca dao trên Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong việc diễn tả nội dung toàn bài. Câu 4. Nêu nội dung bài ca dao. Qua đó, nhân dân ta muốn gửi g m đi u gì? Câu 5. Hãy tìm và viết thêm ít nhất 2 bài ca dao cùng chủ đề.
Bài 3: Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi: 33 Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Câu 1. Cho biết nhan đ của bài thơ trên? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em v thể thơ đó? Câu 2. Tìm từ láy trong bài thơ trên? Cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? Câu 3. Bài thơ được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nư c ta viết bằng thơ. Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ là gì? Câu 4. Là học sinh em có suy nghĩ gì v việc giữ gìn và bảo vệ chủ quy n đất nư c trong giai đoạn hiện nay?
giúp mik vs
woman you choice the wrong topic. Or are you want to answer on English?
Mn giúp mik với :
-Đề bài : Em hãy giải thích nghĩa của câu ca dao sau = kiểu bài nghị luận giải thích
''Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''.
Yêu cầu:+MB : giới thiệu câu ca dao.
+TB:nêu ý nghĩa của câu ca dao.
+KB:Khảng định ý nghĩa của câu ca dao.
Giúp mik với,mik cảm ơn nhiều
Tham khảo nha em:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu nói:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....
Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....
Lời khuyên:
-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.
Đọc bài ca dao sau
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
1) Câu ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu. Em hãy chép lại bài ca dao và điền các dấu câu thích hợp và nêu công dụng
2)a. Xét về măt ngữ pháp, bài ca dao gồm mấy câu
b. Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép? Nếu câu ghép em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó
3)Trinh bày cảm nhận của em về câu ca dao trên
4) Bài thơ được viết theo thể thơ nào. Thuyết minh về thể thơ đó
Bài 1: Cho bài ca dao sau :
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
-Câu ca dao trên sử dụng thể thơ nào
-Chỉ ra các hiệp vần bài ca dao
-Theo em trong cuộc sống hằng ngày râu tôm và ruột bầu dùng để làm gì
-Thế nào là một bát canh ngon
-Nhận xét về từ ngữ trong bài ca dao
-Nêu nội dung của bài ca dao bằng một câu văn
-nêu cảm nghĩ của em bằng đoạn văn ngắn
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
1.Xác định thể thơ bài ca dao trên
2.Tìm từ trái nghĩa trong câu ca dao trên?Tìm thành ngữ hai từ trong đục
3.Tìm và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong bài cao dao trên
đọc hiểu câu ca dao sau
ơn cha nặng lắm ai ơi
nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
bài ca dao trên viết về chủ đề gì
hãy thêm một bài ca dao khác có cùng một chủ đề với bài ca dao trên
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.