Những câu hỏi liên quan
Le Loc
Xem chi tiết
lê Lưu Ly
Xem chi tiết
thuý bình
Xem chi tiết
Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
20 tháng 7 2021 lúc 14:51

Tham khảo:

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy, đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày! Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.

Bình luận (0)

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" viết năm 1958, đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Điều này được bộc lộ rõ nét trong khổ thơ thứ ba của bài. Trong không gian trời nước mênh mông, đoàn thuyền đi đến nơi dặm xa, người ngư dân bắt tay vào những công việc của mình. "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng". Đoàn thuyền lại ra khơi đi trên biển trong sự nâng đỡ bao la của biển cả, của thiên nhiên vũ trụ. Trong cảm hứng lãng mạn và trí tưởng tượng bay bổng, Huy Cận đã có một sự liên tưởng táo bạo trong các hình ảnh ẩn dụ "lái gió với buồm trăng". Gió làm bánh lái còn trăng trên bầu trời là cánh buồm để con thuyền vượt sóng. Nghệ thuật đối "lái gió - buồm trăng", "mây cao - biển bằng" gợi ra trước mắt người đọc một không gian ba chiều thoáng đạt, kì vĩ. Hơn thế nữa, hai câu thơ tiếp theo còn diễn tả sinh động cảnh đánh bắt cá trên biển "Ra đậu dặm xa dò vùng biển/Dàn đan thế trận lưới vây giăng". Cụm từ "dặm xa" cho thấy những ngư dân muốn đánh bắt cá thì phải trải qua hành trình xa bờ". Họ chủ động tìm đến vùng biển có nhiều cá (bụng biển) để giăng lưới. Hai câu thơ khiến người đọc cảm nhận được những ngư dân quả là những con người dày dặn kinh nghiệm, chủ động khai thác tài nguyên biển. Đối với bạn đọc, bài thơ đã đem đến cho ta nhiều giá trị to lớn, quý giá. Thầm cảm ơn nhà thơ Huy Cận đã đem đến cho chúng ta những vần thơ hay đến thế này!

Bình luận (1)
Dư Ngọc Ánh
Xem chi tiết
︵✰Ah
13 tháng 2 2022 lúc 21:08

Khổ thơ nào vậy ?

Bình luận (1)
︵✰Ah
13 tháng 2 2022 lúc 21:12

Tham khảo:

Bốn câu thơ ''Khi con tu hú'' đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú.(Câu ghép) Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".

Bình luận (0)
viet le
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 11 2021 lúc 20:02

Em tham khảo:

Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại(Câu bị động). Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
Minh Trí
Xem chi tiết
Ngọc :))
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 1 2022 lúc 8:09

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Bình luận (1)