Những câu hỏi liên quan
Phạm Thảo Vy
Xem chi tiết
Phong Y
16 tháng 2 2021 lúc 13:21

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

  
Bình luận (0)
hello
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 8 2021 lúc 20:52

Tham khảo:

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm đã mang linh hồn cả một làng chài ấy? Đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.

Bình luận (1)
nguyen khagn
Xem chi tiết
đinh anh
11 tháng 3 2022 lúc 11:18

(Mình có tham khảo một chút trên mạng nhưng không nhiều, với cả mình cũng quên không cho câu nghi vấn vào bạn đọc và không ưng chỗ nào có thể bỏ nhé)

"Ngắm trăng" là thú vui tao nhã của những thi ca phương Đông, từ lâu trăng đã là trở thành người bạn thơ, nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi một ly rượu, ngắm trăng, thưởng hoa và ngâm thơ, nhưng khi rơi vào nghịch cảnh hiếm có ai vẫn ung dung, dành tình cảm cho cảnh đẹp tự nhiên ấy vậy mà Bác vẫn dành tình cảm mãnh liệt ấy cho trăng. Trong những ngày tháng bị giam cầm, khốn đốn, mất tự do ở tỉnh Quang Tây - Trung Quốc Bác đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ hán, trong đó có bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, hướng đến cái đẹp tự nhiên thể hiện tình cảm giữa người và thiên nhiên giữa hoàn cảnh khổ sai. Mở đầu bài thơ Bác đã sử dụng hai câu thơ:" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa," câu thơ nói lên hiện thực trần trụi, điệp từ "vô" nhấn mạnh sự thiếu thốn của người tù, thiếu đi thú vui tao nhã uống rượu, ngắm trăng, hưởng hoa, ngâm thơ và khẳng định rằng đây không phải hoàn cảnh lý tưởng để ngắm trang thưởng thức cái đẹp. Nên câu thơ thứ hai đã hỏi:" Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đây là câu hỏi tu từ với lòng rằng:" Vậy đối với cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào khi không rượu cũng không hoa?" thể hiện tâm trạng bối rối, rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên và diễn tả tâm hồn thi ca thơ mộng của tác giả. Một tâm hồn mơ mộng nhưng cũng không quá viển vông, thiết thực nhưng không mất đi đôi cánh tuyệt đẹp của trí tưởng tượng, chính đôi cánh ấy đã giúp Bác thoát khỏi song sắt lạnh lẽo, thoát khỏi cái đen tối của nhà tù và hướng đến một vầng trăng sáng như hướng đến một tương lại tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Trần Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Ngô Gia Huy
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
Xem chi tiết
Đông Hải
5 tháng 3 2022 lúc 11:03

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ? Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ?

`-` Chức năng : hỏi 

Bình luận (0)
Minh Anh sô - cô - la lư...
5 tháng 3 2022 lúc 11:07

Tham khảo :

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ? Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ?

Bình luận (0)
nguyen khagn
Xem chi tiết

Tham khảo:

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

 

Bình luận (0)
fear of god
15 tháng 7 2023 lúc 22:29

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

Bình luận (0)
fear of god
15 tháng 7 2023 lúc 22:29

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

Bình luận (0)
Nguyễn Đỗ Gia Hân
Xem chi tiết
Lý Thị Hiền Thảo
14 tháng 3 2023 lúc 21:10

Bốn câu cuối bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người chiến sĩ cách mạng chốn tù ngục. Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng của nhà thơ dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tu hú và kết thúc cũng bằng tiếng tu hú. Phải chăng mỗi lần kêu của nó đều gợi về cuộc sống tự do bên ngoài và thân phận tù tội? Tiếng chim mở đầu bài thơ là tín hiệu của mùa hè, nhưng ở đây lại như tiếng gọi thúc giục người chiến sĩ phá tan ngục tù để trở về với cuộc sống khoáng đạt, tự do. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước. Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt lên thành lời thơ thống thiết. Cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với các động từ mạnh: "đạp", "ngột", "chết uất" và một loạt từ cảm thán: "ôi!", "làm sao", "thôi!" đặc tả cái cảm giác uất hận cao độ và niềm khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế quốc.

Bình luận (0)