Những câu hỏi liên quan
Vũ Quang
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
28 tháng 1 2021 lúc 22:17

tui trưa học bài này nên nhấn link mà làm nha;-;

https://tuyensinhso.vn/de-thi-dap-an/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2020-mon-ngu-van-mau-so-11-c51095.html

Bình luận (0)
dcao
Xem chi tiết
NGUYỄN TRƯƠNG TUẤN KHOA
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 3 2022 lúc 20:53

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Bình luận (2)
Hồ Hoàng Khánh Linh
7 tháng 3 2022 lúc 21:00

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Bình luận (0)

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Bình luận (0)
Phan Thị Hằng
Xem chi tiết
Bùi Thị Mai Phương
Xem chi tiết
Trịnh Văn Tam
Xem chi tiết
Đặng Phước Lộc
Xem chi tiết
Mai Vĩnh Nam Lê
16 tháng 3 2022 lúc 21:30

Tham khảo

Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.

Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:

Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào

Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:

Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.

Bình luận (0)
lê min hy
16 tháng 3 2022 lúc 21:35

lười

Bình luận (0)
ngô hữu khôi
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
1 tháng 1 2023 lúc 21:18

TK : Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên vô cùng chân thực và gây xúc động cho người đọc. Thật vậy, người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN anh hùng có những phẩm chất quý báu hy sinh cho đất nước, non sông. Đầu tiên, những người mẹ VN anh hùng là những người giàu đức hy sinh. Bên cạnh những người lính ra trận trực tiếp bảo vệ tổ quốc, những người mẹ ở nhà chính là những người giàu đức hy sinh, thầm lặng làm chỗ dựa tinh thần cho những người con. Những người con ra đi và hy sinh đều là những nỗi mất mát vô cùng lớn cho những người mẹ ở nhà ngóng chờ con trong nỗi vô vọng tột cùng. Thứ hai, những người mẹ VN anh hùng là những người phụ nữ chịu thương chịu khó, 1 nắng hai sương. Họ chăm chỉ với công việc đồng áng, họ gánh vác công việc của những người đàn ông trong nhà. Những sự vất vả in hằn lên đôi vai, đôi mắt đượm buồn của những người mẹ, người phụ nữ ở quê chờ đợi người con của mình trở về. 

Bình luận (0)
Minh Nguyễn
Xem chi tiết
phạm văn tuấn
19 tháng 12 2017 lúc 18:15

Chuyện ở lớp

TÔ HÀ

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không thuộc bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai.

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đã mực
Còn bôi bẩn ra bàn.

Vuốt tóc con, mẹ bảo:
- Thôi đừng kể đâu đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào?...

Lời bình của Phạm Văn Tuấn:

Những bài thơ thành công viết cho thiếu nhi thường có hai dạng: khi viết về thiên nhiên và thế giới chung quanh mình buộc tác giả phải có sự quan sát tinh tế phát hiện những chi tiết thơ giàu hình ảnh với trường liên tưởng ảo hóa chắp thêm cho các em trí tưởng tượng phong phú; cách thứ hai là viết về các mối quan hệ xã hội gần gũi thân thiết như tình cảm: Mẹ con, thầy trò, bà cháu... Ở đây đòi hỏi bài thơ phải có tình huống, nhất là kết thúc tạo ra hiệu quả thẩm mỹ từ ngạc nhiên đến nhận thức. Bài thơ "Chuyện ở lớp" của nhà thơ Tô Hà viết theo kiểu này.

Chuyện thơ rất đơn giản: một em bé về kể lại cho mẹ nghe những chuyện xảy ra ở lớp, cụ thể là những bạn bè của mình. Con mắt trẻ thơ thường có những cách nhìn riêng nghiêng về phía dễ dàng phát hiện ra những thiếu hụt của thế giới chung quanh: một "Bạn Hoa không thuộc bài", một "Bạn Hùng cứ trêu con", một "Bạn Mai tay đã mực/còn bôi bẩn lên bàn".

Những hành vi sinh hoạt ấy thường gieo vào các em những câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Và chỉ có mẹ mới là chỗ dựa tin cậy để trả lời, giải thích các hiện tượng này. Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, vì thế các em dễ bị dị ứng trước những việc làm chưa tốt của những người chung quanh và cũng có thể dễ bắt chước vì tò mò và tính hiếu thắng.

Bài thơ từ tình huống này đã tạo ra kịch tính chờ đợi câu trả lời của người mẹ. Bình thường, trong cuộc sống có những người mẹ chỉ để tâm giải thích các hiện tượng trên nhưng thật bất ngờ khi:

"Vuốt tóc con, mẹ bảo:
Thôi đừng kể đâu đâu".

Mẹ không muốn đứa con mình chỉ quan tâm những mặt chưa tốt làm cho tâm hồn trong trắng ám ảnh những mặt tối mà khêu gợi hướng thiện tới những mặt tích cực của đời sống khích lệ tính tự tin của con:

"Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào".

Tâm lý trẻ em thường dễ nhớ nhưng lại chóng quên; khi kể tiếp cho mẹ nghe "Con đã ngoan thế nào" của mình ở lớp thì lập tức em sẽ quên ngay những điều chưa tốt của bạn bè.

Bài thơ ngắn gọn, dung dị theo điệu kể những tình huống bất ngờ được giải quyết không theo sự vận động của đời sống thực muôn hình muôn vẻ, đó chính cũng là giá trị giáo dục thẩm mỹ không phải bằng bài học luân lý thuần túy mà bằng trực cảm sâu sắc của trái tim người mẹ. Trong "Chuyện ở lớp" không có bóng hình cô giáo xuất hiện nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó hiện ra nụ cười độ lượng của cô vì mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên - trong mẹ có cả bóng hình cô giáo.

Bình luận (0)