Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bất ngờ chưa
Xem chi tiết
_Yui
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
28 tháng 12 2021 lúc 18:30

ai giúp mình với

Việt Anh 6A
28 tháng 12 2021 lúc 18:33

ai giúp mình với mình theo dõi cho

Nhi Nguyễn
28 tháng 12 2021 lúc 18:38

Hình ảnh bàn tay mẹ là một hình ảnh đẹp.Bàn tay mẹ đã nâng đỡ ta khi ta còn béo tẹo.Bàn tay mẹ làm nụng vất vả kiếm từng đồng tiềm cho ta ăn học.Bàn tay mẹ chăm sóc cho ta mỗi khi ta ốm.Đã rất lâu rồi ,mỗi chúng ta đã quên rằng đôi bàn tay ấy đã như thế nào? Liệu nó còn mịn màn,tráng xinh hay những ngón tay thon dài như tuổi đôi mươi? Bàn tay ấy thể hiện sự yêu thương,tình cảm của mẹ dành cho những người con của mình.Bây giờ nhìn lại ta mỡi chợt nận ra rằng,bàn tay ấy đã chai sạn biết bao đã có những nết nhăn hay vết sẹo? Hình ảnh bàn tay mẹ ấy được các nhà thơ,nhà văn thể hiện rất rõ ràng,để cho ta thấy rằng bàn tay ấy đã đổi thay qua từng năm từng tháng từng ngày ra sao bàn tay càng chai sạn càng xấu xí nó càng thể hiện tình yêu lớn lao của mỗi người mẹ dành cho chúng ta.

_Yui
Xem chi tiết
Trung Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 2 2023 lúc 9:32

Hình ảnh con thuyền trong khổ thơ thứ hai làm em liên tưởng đến những người dân chài lưới. Họ mang vẻ đẹp lao động khỏe khoắn và mạnh mẽ, đang từng bước chinh phục biển cả mang về những mẻ cá bội thu xây dựng hạnh phúc ấm no cho gia đình

Thu Trang
Xem chi tiết
Huỳnh Mai Ngọc Quỳnh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 11 2023 lúc 12:33

Bài thơ là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

Nguyễn Bảo Chiến
9 tháng 11 2023 lúc 23:59

Một đời áo nâu của Nguyễn Văn Song là một bài thơ xúc động, ý nghĩa về sự hy sinh của mẹ. Người mẹ trong bài thơ vừa có nét chung, rất giống với bao bà mẹ Việt Nam khác, lại có nét riêng, đặc trưng chỉ có trong thơ và cảm nhận của Nguyễn Văn Song.

Người mẹ trong bài thơ này gắn liền với hình ảnh mộc mạc, giản dị, suốt một đời với chiếc áo nâu sòng cũ bạc, nhuốm mùi mồ hôi và mùi sương gió của cuộc đời. Chiếc áo nâu là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người Việt và nó cũng là biểu tượng của những người nông dân. Trên trang thơ của Nguyễn Văn Song hình ảnh người mẹ hiện lên qua chi tiết: “một đời mẹ mặc áo nâu” thật thân quen và gần gũi. Chiếc áo ấy giống với màu của đất và của sương gió cuộc đời. Áo nâu chẳng những bạc phai mà còn sờn rách, điều đó đã phản ánh một cuộc đời vất vả, lam lũ, đói nghèo của mẹ. Trong những dòng thơ là sự chua xót, đau đớn vô cùng của đứa con thương mẹ. Chiếc áo nâu ấy trở đi trở lại là biểu tượng của mẹ khi thì áo nâu bạc, khi thì áo nâu gầy. Thấp thoáng thấy chiếc áo ở đâu là thấy mẹ ở đó.

Phép so sánh được sử dụng thật đắt trong hình ảnh: “Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”. Gợi ra sự hy sinh cao cả của tình mẹ, lặng thầm, bền bỉ giống như dòng sông bồi đắp phù sa cho đất mẹ, cho cây trái. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ là tiếng thở dài chua xót của con khi mẹ đã đi về với trăm năm, chiếc áo nâu giờ đây cất gọn gàng để theo mẹ về cõi phật.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của một người mẹ lam lũ, vất vả cả một đời. Đằng sau đó thấp thoáng là đứa con với sự xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời của mẹ. Đó còn là sự biết ơn, trân trọng, là sự xúc động đến nghẹn ngào, sự mất mát đến đau thương khi không còn mẹ trên cõi đời: “Thôi đành nhờ cả khói sương/ áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi”.

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”, qua bài thơ mỗi chúng ta đều biết ơn, trân quý sự hy sinh cao cả của mẹ. Cố gắng giữ trọn đạo hiếu để báo đáp tình mẹ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi chúng ta vẫn còn có mẹ trên cuộc đời này. Vì thế hãy luôn yêu thương, biết ơn mẹ, hãy làm tất cả những gì có thể để làm mẹ vui lòng. 

Anna
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 3 2022 lúc 6:39

đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.