cho ống dây ab có dòng điện chạy qua . Một năm châm thử đặt ở đầu B của ống dây , khi đứng yên nằm định hướng như hình sau. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra . Nếu đổi chiều dòng điện thì hiện tượng xảy ra là gì
Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua là
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật
B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật
C. bằng 0
D. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật
Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó lúc có dòng điện chạy qua
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật.
B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật.
C. Bằng 0.
D. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật.
Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó lúc có dòng điện chạy qua
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật
B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật.
C. Bằng 0.
D. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật.
Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ như thế nào?
I=U/R
=>R=9/0,3=30
U'=6
=>I'=6/30=0,2
Tóm tắt:
\(U=9V\)
\(I=0,3A\)
\(U'=9-3=6V\)
_________
\(I'=?A\)
Điện trở của dây dẫn:
\(R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{9}{0,3}=30\Omega\)
Cường độ dòng điện là:
\(I'=\dfrac{U'}{R}=\dfrac{6}{30}=0,2A\)
Treo thanh nam châm gần một ống dây (hình 30.1 SGK). Đóng mạch điện.
a. Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?
b. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
c. Hãy làm thí nghiệm kiểm tra xem các câu trả lời trên của em có đúng không?
a. Nam châm bị hút vào ống dây. Vì khi đóng mạch điện, dòng điện chạy qua cuộn dây theo chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải, ta xác định được chiều từ trường do ống dây gây ra có chiều đi ra từ đầu B, nên B là cực Bắc, sẽ hút cực nam S của nam châm bên ngoài.
b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây.
Vì khi đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì từ cực tại B sẽ đổi thành cực Nam, cùng cực với nam châm ngoài nên sẽ đẩy ra xa, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B (cực Nam) của ống dây nên bị hút vào.
c. Dụng cụ thí nghiệm: 1 ống dây, 1 thanh nam châm và 1 mạch điện. Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ và kiểm tra kết quả.
Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn? Giải thích hiện tượng
Hiện tượng: Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ,
Giải thích: Thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực của kim nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện (vì dòng điện lấy từ lưới điện quốc gia là dòng điện xoay chiều). Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
Đặt 1 nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước 1 cuộn dây dẫn kín B như hình 35.6 SGK. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B xó xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Tại sao?
Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu phát biểu nào sau đây không đúng ?
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua
B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua
C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn
D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua
Chọn A. Phát biểu không đúng : Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Hệ thức: Q = I 2 .R.t (trong đó: I là cường độ dòng điện (A), R là điện trở dây dẫn (Q), t là thời gian dòng điện chạy qua (s), Q là nhiệt ìượng tỏa ra (J)).
Mặt khác