Hãy tìm một số câu thành ngữ và cho biết nghĩa của nó.
Nhanh nha tại mik cần gấp ak!!
tìm giúp mik 1 số câu thành ngữ , tục ngữ là câu ghép
mik đang cần gấp lên ai nhanh mik tik cho
Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn
Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề mùa xuân có sự dụng một câu thành ngữ và cho biết ý nghĩa của câu thành ngũ đó
làm việc qua loa , đại khái , không tìm hiểu kĩ lưỡng , thấu đáo là nghĩa của câu thành ngữ tục ngữ nào
CÁC BẠN GIÚP MIK NHANH VÌ MIK CẦN GẤP
Trả lời
cưỡi ngựa xem hoa
hok tốt
...............
Là: Cưỡi Ngựa Xem Hoa
chắc : cưỡi ngựa xem hoa
1) Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với: mệt nhọc, cao
2) Tìm 1 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quan hệ bè bạn. Nêu ý hiểu của em về thành ngữ hoặc tục ngữ vừa tìm được
Giúp mik với, mik cần gấp.
1) - Từ đồng nghĩa vs :
+ mệt nhọc là : ốm đau
+ cao : chỉ chiều cao của 1 vật lớn là vĩ đại
- từ trái nghĩa với :
+ mệt nhọc là khỏe mạnh
+ cao là thấp
2) tục ngữ ; ăn chọn nơi ,chơi chọn bạn
nghĩa là : người khôn ngoan học ăn cũng phải chọn nơ thuận lợi mà ăn , và họ cx tìm những người bạn tốt để chơi
Thanks bạn Mười quan e chẳng tiếc chỉ tiếc người là người có duyên nhé! Thanks you very much!
Xác định phần trạng ngữ trong câu “Trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.”Cho biết ý nghĩa của thành phần trạng ngữ ấy.
Giúp mk vs!!! mk đang cần gấp :33
“Trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.”
Trạng ngữ: in nghiêng
Tác dụng: Thành phần trạng ngữ cho thấy sự xa hoa, lộng lẫy bên trong đình trái ngược với cảnh mưa to gió lớn bên ngoài
Trạng ngữ ''trong đình đèn thắp sáng trưng''
ý nghĩa xác địn nơi chốn và cho thấy sự xa hoa ,ăn chơi của quan phụ mẫu
cho câu ngạn ngữ sau:
''Người thông minh nghĩ rồi mới nói,kẻ ngốc nói rồi mới nghĩ''
-Nêu cách hiểu của em về câu nói trên:
........................................................................................
-Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ của Việt Nam có liên quan đến nội dung,ý nghĩa của câu nói trên:
.......................................................................................
Bạn nào biết thì giúp mik nha ^^
cách hiểu : những người thông minh luôn suy nghĩ kĩ trước khi nói nên họ luôn nói đúng. Còn kẻ ngốc thì luôn nói trước khi kịp suy nghĩ nên những lời nói của họ ko được mọi người tán thành.
câu thành ngữ:nước sâu thì chảy chậm, người khôn thì nói ít
Mình lớp 6 nha:)
Những người thông minh luôn nghĩ trc khi họ nói điều j đó,còn những kẻ ngốc luôn nói trc khi họ kịp nghĩ nên ý kiến của họ thường ko dc mọi người tán thành.
Hok tốt!UwU
thanks mọi người nha
Nêu một câu thành ngữ ,tục gữ thuộc chủ đề quan hệ thầy trò , giải nghĩa rồi đặt câu với thành gữ ,tục ngữ đã nêu -Câu thành ngữ ,tục ngữ giải nghĩa đặt câu ..... LM GIÚP MIK NHA !!!
Biết có câu tục ngữ mấy:
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho " cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông
- Tiên học lễ hậu học văn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.
- Không thầy đố mày làm nên
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tôn sư trọng đạo
- Học thầy không tầy học bạn
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
- Không thầy đố mày làm nên
- Tôn sư trọng đạo
- Kính thầy, yêu bạn
Chúc bạn học tốt
hãy tìm những tục ngữ ca dao thành ngữ:
a) yêu nước:
b) lao động cần cù:
c)đoàn kết :
d) nhân ái:
giúp mik nhanh nha mik cần gấp
a) Con ơi; con ngủ cho lành.
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
b) Lao động cần cù.
* Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
* Có công mài sắt, có ngày nên kim.
* Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần cho ai
* Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
* Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
c) Đoàn kết:
* Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
* Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
* Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
* Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng...
d) Nhân ái:
* Thương người như thể thương thân
* Lá lành đùm lá rách
* Máu chảy ruột mềm.
* Môi hở răng lạnh
* Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
* Chị ngã, em nâng
* Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
a) Yêu nước:
* Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
Con ơi; con ngủ cho lành.
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
b) Lao động cần cù.
* Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
* Có công mài sắt, có ngày nên kim.
* Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần cho ai
* Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
* Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
c) Đoàn kết:
* Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
* Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
* Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
* Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng...
d) Nhân ái:
* Thương người như thể thương thân
* Lá lành đùm lá rách
* Máu chảy ruột mềm.
* Môi hở răng lạnh
* Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
* Chị ngã, em nâng
* Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
a) +Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Ðể anh trấn thủ nước non Cao Bằng
+Ðeo hoa chỉ tổ nặng tai
Ðeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng
Làm thân một nước vẻ vang
Ðem vàng giúp nước giàu sang nào tầy
Ðổi vàng lấy súng cối say
Bắn tan giặc Pháp dựng ngày vinh quang
+Thực dân hỡi thỡi thực dân
Ðàng nào thì cũng một lần về thôi
Việt Nam của Việt Nam rồi
Cướp làm sao nổi đất người Việt Nam
+Vượt sông em chở anh sang
Bến trơn em rắc trấu vàng anh sang
Đêm nay đường trải trăng ngà
Hành quân vẫn nhớ bến phà quê em
+Dấu chân trên cát quen quen
Thoạt nhìn đã biết chân em đi tuần
Xôn xao bãi cát trắng ngần
Đếm sao hết được mấy lần em qua
Mắt nhìn như ánh sao sa
Ngày đêm em giữ quê nhà yên bình
Đẹp thay! Bãi cát êm êm
In bàn chân nhỏ của em đi tuần
+Đứng trên cầu Cấm em thề:
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương
+Mù u ba thứ mù u
Lính ta thì tình nguyện chớ tình thù ta chẳng đi
Chị em đã quyết chẳng chùn
Hai vai áo ướt chân bùn đường trơn
Đường trơn thì mặt đường trơn
Em gánh thóc thuế chẳng sờn hai vai
Trời mưa cho ướt lá khoai
Thóc em không ướt vì ngoài lá che
Đường xa, chân bước, tai nghe
Tin vui chiến thắng đưa về khắp nơi
+Ngọn núi Truồi vừa cao, vừa dựng
Lòng người Thừa Thiên vừa cứng, vừa dai
Dù cho nắng sớm mưa mai
Sóng đồn gió dập, vẫn tranh đấu cho Nam Bắc trong
ngoài gặp nhau
Bắc Nam là con một nhà.
Là gà một mẹ, là hoa một cành
Nguyện cùng biển thẳm non xanh
Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền
+Ăn trái khổ qua, ai nhả ra cho đặng
Dầu cay, dầu đắng cũng ráng nuốt trôi
Căm thù cay đắng mấy mươi
Ta phải ngậm suốt ba chục năm trời mới diệt hết xâm lăng
+Dù em con bế con bồng
Thi đua yêu nước không lơ là
+Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
viết đoạn văn (10 -12 câu )trình bày suy nghĩ của về tính giản dị .trong đó có sử dụng trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó .
ĐANG CẦN GẤP !
NHANH GIÚP MÌNH NHA
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu mến và kính trọng.
(Mình cho bạn đoạn văn còn trạng ngữ thì nhờ logic của bạn nhé!)