Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cao Phước Lâm
Xem chi tiết
Lỗ Thành Long
Xem chi tiết
_silverlining
13 tháng 12 2016 lúc 9:39


1. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Sản lượng lúa gạo chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo thế giới.
- Thiểu -> Đủ -> Thừa -> Xuất khẩu (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ).

Chúc bn học tốt!hihi!

huu nguyen
Xem chi tiết
Thee Bao
21 tháng 12 2021 lúc 19:23

Câu 1:
 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 2:

- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới.

- Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao.

Nấm Độc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thanh Thư
Xem chi tiết
Phạm Quang Tiến
26 tháng 1 2016 lúc 19:16

1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:

- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại  và phát triển của xã hội.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.

- Mở đường để đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội.

- Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.

- Nước ta là nước đông dân, gia tăng dân số còn ở mức cao. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.

2.  Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm

a. Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên

- Đất trồng:

+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.

+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.

+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.  

- Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.

- Nguồn nước:

Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

- Sinh vật:

Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.

Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.

+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.

+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.

- Đường lối chính sách:

            + Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

            + Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.

            + Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)

+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL

- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.

b. Khó khăn.

- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.

- Cở sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.

- Thị trường lương thực không ổn định.

3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.

a. Thành tựu sản xuấ lương thực

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.

 Từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (1990) và 7,5 triệu ha (năm 2002).

            - Năng suất lúa tăng mạnh.

+ Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.

            + Năng suất lúa tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990) lên 48,9 tạ/ha.

            - Sản lượng lúa đã tăng mạnh

Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triêu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

            - Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.

Năm 1980 đạt 268 kg/người, năm 2005 đạt 476 kg/người.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.

b. Phân bố:

* Cây lương thực

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1.000 kg/năm.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

* Cây thực phẩm

- Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).

- Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

 

Trọng Hiệp Phạm
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
14 tháng 12 2016 lúc 0:07

2.- Là khu vực rộng lớn nằm ở phía tây nam chầu Á, diện tích: khoảng 7 triệu m2, dân sô' hơn 33 triệu người (năm 2005).

- Tài nguyên chủ yếu: dầu mỏ, khí tự nhiên...

+ Thời cổ đại đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rờ. Đây là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Phần lớn dân cư hiện nay theo đạo Hồi.

 

_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 18:34

2.

1. Tây Nam Á
Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số: 313 triệu người.
- Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
Bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm xã hội:
+ Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
+ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

2. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.
=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

Hoàng Thị Tâm
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
13 tháng 2 2016 lúc 16:06

a) Điều kiện tự nhiên sản xuất cây lương thực

- Thuận lợi  : tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp

- Khó khăn : Thiên tai (Bão, lũ, hạn hán...), sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực

b) Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5.6 triệu ha ( 1980) lên 7.5 triệu ha ( 2002), sau đó giảm còn 7.3 triệu ha ( 2005)

- Do áp dụng rộng rãi các biện pháp tham canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng xuất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lùa đông xuâm. Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha/năm ( năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31.8 tạ/ha/năm)

- Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11.6 triệu tấn năm 1980 lên 19.2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, Việt nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm

- Đồng bằng sông Cửu Long là vung sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người trên 1.000 kg/năm. Đồng bằng sông Hồng à vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2 và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

Ngô thừa ân
24 tháng 10 2016 lúc 10:57

nguyễn linh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?

Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.

Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?

Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 3: Tại sao ngành chế biến lương thực phẩm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp?

Ngành chế biến lương thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm luôn ổn định và tăng trưởng. Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên và lao động giá rẻ. Hơn nữa, việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến đã mang lại giá trị gia tăng và thu nhập cho nước ta.

Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
21 tháng 10 2023 lúc 11:10

Theo Atlat địa lý Việt Nam, sản xuất và phân bố công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tập trung chủ yếu ở các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng là khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm lớn nhất của Việt Nam, với các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, và Hòa Bình. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, lúa mì, ngô, đậu, đường, bánh mì, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, và Hậu Giang. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Miền Trung cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản.