Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen nhat minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Tùng
Xem chi tiết
ngan
10 tháng 11 2017 lúc 19:24

cau nay kho quabucminh

Lê Ngọc Hà
5 tháng 12 2017 lúc 21:34

a)ĐP được mệnh danh là thi thánh đời đường Trung Quốc nên những tác phẩm ông để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay.Thế nên khi có dịp đến thăm bảo tàng thì các nhà khoa hoc Việt Nam rất thích thú khi đọc lại thơ thi thánh -ĐP.Khi đọc những bài thơ này chúng ta thấy ĐP có tầm nhìn xa trông rộng với một tâm sáng ngời ,lo cho cuộc sống của muôn dân.Đó là ngôi nhà chung.Ngày nay cả thế giới đang sống trong ngôi nhà chung cùng nhau xây dựng.

b)Cậu tự làm nhé

Trần Nhật Hoàng
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
16 tháng 4 2019 lúc 22:57
https://i.imgur.com/iv3DdNb.jpg
Vo Thi Minh Dao
Xem chi tiết
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
25 tháng 12 2017 lúc 18:43

MK CX CẦN

Trần Danh Trung
Xem chi tiết
Flash Dora
7 tháng 4 2019 lúc 16:47
Đặc Điểm Trào lưu cải cách ở Việt Nam Duy Tân Minh Trị
Mục đích Để canh tân đất nước muốn đất nước giàu mạnh. Thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược
Nội dung 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ là nhà cải cách lớn của đất nước: 30 bản điều trần:chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị,mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế: mở cửa biển Trà Lý Đinh văn Điền: khai hoang,khai mỏ,phát triển buôn bán,chấn chỉnh quốc phòng. 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc, Trung để buôn bán với nước ngoài. 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng … Về chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đạt tư sản lên nắm chính quyền. Về giáo dục giáo dục: Bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật. Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện tho kiểu phương Tây, công nghiệp đóng tàu chiến, vũ khí được chú trọng Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Kết quả: Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây. Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh.
Kết quả không thực hiện được do triều đình Huế phong kiến bảo thủ,từ chối cải cách. Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây. Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh.

phuong vu
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Minh Quân
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Lan Vy
8 tháng 4 2016 lúc 8:21

Gọi M là kim loại hóa trị I

Ta có

M2(SO4)+BaCl2->BaSO4+2MCl

Số mol của chất kết tủa là BaSO4: 30,29/233=0,13mol

Số mol M2(SO4)=0,13mol

Khối lượng của M2(SO4) là 18,46g nên

0,13.(2M+32+16.4)=18,46

-->> M=23

M là Na

Công thứa muối là Na2(SO4)

Cửu vĩ linh hồ Kurama
Xem chi tiết
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 9:55

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.


Chúc bạn học tốt!