Đặc Điểm | Trào lưu cải cách ở Việt Nam | Duy Tân Minh Trị |
Mục đích | Để canh tân đất nước muốn đất nước giàu mạnh. | Thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược |
Nội dung | 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ là nhà cải cách lớn của đất nước: 30 bản điều trần:chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị,mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế: mở cửa biển Trà Lý Đinh văn Điền: khai hoang,khai mỏ,phát triển buôn bán,chấn chỉnh quốc phòng. 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc, Trung để buôn bán với nước ngoài. 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. | Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng … Về chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đạt tư sản lên nắm chính quyền. Về giáo dục giáo dục: Bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật. Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện tho kiểu phương Tây, công nghiệp đóng tàu chiến, vũ khí được chú trọng Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Kết quả: Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây. Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh. |
Kết quả | không thực hiện được do triều đình Huế phong kiến bảo thủ,từ chối cải cách. | Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây. Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh. |