Điền từ trái nghĩa với từ đen vào câu sau: "Gần mực thì đen, gần đèn thì___ ".
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ hẹp: "Hẹp nhà................ bụng".
Câu hỏi 2:
Câu thành ngữ: "Dám nghĩ dám..................... " chỉ sự mạnh dạn, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
Câu hỏi 3:
Câu thành ngữ: "Chịu............................. chịu khó" chỉ sự cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.
Câu hỏi 4:
Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy............................ .
Câu hỏi 5:
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ xấu: "Xấu người........................... nết".
Câu hỏi 6:
Các từ "giáo viên, kĩ sư, bác sĩ, luật sư" được gọi chung là ...................... thức.
Câu hỏi 7:
Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở......................... chính.
Câu hỏi 8:
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ trên: "Trên kính.................... nhường".
Câu hỏi 9:
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ nắng: "Mau sao thì nắng, vắng sao thì.......................... ".
Câu hỏi 10:
Điền từ trái nghĩa với từ đen vào câu sau: "Gần mực thì đen, gần đèn thì............................. ".
1) rộng
2)làm
3)thương
4)bộ phận
5) đẹp
6) tri
7) trên tiếng
8) dưới
9) mưa
10) sáng
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ hẹp: "Hẹp nhà ..................... bụng".
Câu hỏi 2:
Câu thành ngữ: "Dám nghĩ dám................. " chỉ sự mạnh dạn, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
Câu hỏi 3:
Câu thành ngữ: "Chịu ...................... chịu khó" chỉ sự cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.
Câu hỏi 4:
Nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy.............. .
Câu hỏi 5:
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ xấu: "Xấu người............... nết".
Câu hỏi 6:
Các từ "giáo viên, kĩ sư, bác sĩ, luật sư" được gọi chung là.......................... thức.
Câu hỏi 7:
Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở ................. chính.
Câu hỏi 8:
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ trên: "Trên kính.................... nhường".
Câu hỏi 9:
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ nắng: "Mau sao thì nắng, vắng sao thì............... ".
Câu hỏi 10:
Điền từ trái nghĩa với từ đen vào câu sau: "Gần mực thì đen, gần đèn thì.............. ".
Trả lời :
câu 1 : rộng
câu 2 : làm
câu 3 :thương
câu 4 : vần
câu 5 : đẹp
câu 6 : trí
câu 7 : nguyên âm
câu 8 : dưới
câu 9 : mưa
câu 10 : sáng
rộng
làm
thương
vần
đẹp
trí
nguyên âm
dưới
mưa
sáng hoặc rạng
1.rộng
2.làm
3.thương
4.vần
5.đẹp
6.trí
7.nguyên âm
8.dưới
9.mưa
10.sáng
chắc chắn đúng nha
Điền chữ vào chỗ chấm
Gần mực thì đen,gần đèn thì .................
Trong câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" có mấy cặp từ trái nghĩa?
A. Một cặp B. Hai cặp C. Ba cặp
Mọi người ơi giúp mình bài này với. Mình đang cần gấp.
A.có một cặp nha!
chúc bạn học tốt
TL
A
TK cho m
HT
KB nữa
Mọi người ơi , nghĩa đen và nghĩa bóng của câu Thẳng như ruột ngựa và câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là gì vậy
Nghĩa 1 là nói về ruột của con ngựa rất thẳng,nghĩa 2 là nói về người không bao giờ giấu giếm luôn nói sự thật
còn câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng thì sao
Hãy tìm thành ngữ trong bốn câu sau đây và giải thích nghĩa của chúng:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
+ Lừ đừ như ông từ vào đền
+ Bán chị em xa mua láng giềng gần
+ lừ đừ như 1 ông từ vào đền
nghĩa là : cứ thế mà đi k chú ý đến 1 ai cả
Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c. Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
a. đục / trong
b. đen / sáng
c. rách / lành
Nêu ý nghĩa của 2 câu ca dao sau:
1. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
2.Gần mực thì đen,gần đèn thì tỏ.
xin phép là chữ "tỏ" là tiếng địa phương nha
Môi trường sống có những ảnh hưởng nhất định đến con người. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên quý giá của ông cha ta qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” - câu thành ngữ này nói về khả năng thích ứng của nước, vật chứa đựng hình gì thì nước khuôn theo hình thế đó. Nhưng cốt lõi của câu thành ngữ này chính là nhằm gửi một lời khuyên về cách ứng xử của con người trong cuộc sống
Chúc bạn học tốt !!!
Giải thích nghĩa bóng , nghĩa đen của câu tục ngữ " gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" và ý nghĩa
Ai nhanh nhất mik tick trong tối nay.
Từ xưa, ông cha ta đã luôn đúc kết những lời khuyên răn từ những điều giản đơn trong cuộc sống, đó là kho tàng ca dao tục ngữ với ngụ ý khuyên dạy con cháu nên người trong đó có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Đây là một câu dạy bảo của ông cha với hàm ý cho chúng ta biết tầm quan trọng của môi trường sống cũng như những người xung quanh đến nhân cách cũng như đạo đức của một con người.
Tục ngữ là một kho tàng vốn sống, kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của thế hệ trước dành cho những lớp thế hệ sau. Từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, ông cha đã đúc kết ra những bài học sâu xa qua từng câu chữ. Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.
Mượn những hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu, người xưa muốn khuyên răn con cháu một bài học về tầm quan trọng của môi trường sống khi nó ảnh hưởng tới nhân cách của một con người. Con người ta khi sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục và dạy bảo những điều hay điều tốt thì nhất định cũng sẽ trở thành một người có nhân cách, có đạo đức tốt.Giống như đèn hay cách so sánh "Gần đèn thì rạng", nếu ta được sống trong một môi trường với những người có đạo đức tốt, giỏi giang, biết cách cư xử, lễ phép thì đó chính là ngọn "đèn" soi tỏ, giúp người đó hình thành nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức tốt. "Đèn" là tượng trưng cho những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Còn "Mực" tức là những điều xấu, điều không tốt, không lành mạnh, "gần mực" tức là gần những cái xấu, dễ bị ảnh hưởng, bị vấy bẩn nếu "gần mực" mà không khéo léo, chắc chắn sẽ bị dính bẩn.
Qua những hình ảnh trên, hẳn mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra lời khuyên mà ông cha ta muốn dành cho chúng ta qua câu tục ngữ trên. Rằng mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết chọn những người bạn hiền để cùng tu tập đạo đức, nhân cách cũng như trí tuệ. Ngoài ra, ta cũng nên tạo ra những môi trường lành mạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển, soi sáng lẫn nhau, mỗi người đều là ngọn "đèn" để người khác được soi tỏ. Đừng sa đà vào những điều xấu xa sẽ bị "lấm bẩn" trở thành một vệt mực xấu xí, bao người xa lánh. Mỗi chúng ta cũng cần tôi rèn ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh khó khăn, để dù trong hoàn cảnh khó khăn, ta vẫn biết vươn lên, biết tránh những điều xấu, bảo vệ được nhân cách đạo đức của mình.
Không phải ngày nay, mà từ xưa, câu nói của cha ông đã được bao đời kiểm nghiệm và thực hiện, Chúng ta biết đến một Trang Tử đạo cao, đức trọng, hiểu biết thâm sâu, nhưng lại không hề biết sau ông có một người mẹ hiền đã nuôi dạy ông nên người. Xưa kia, nhà Trang Tử vốn ở gần trường học, nhưng trường học đó lại có những đứa trẻ hay gây gổ, bắt nạt bạn bè, không chịu khó học hành. Lo sợ Trang Tử sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, những vết "mực" từ bạn bè, bà đã chuyển nhà tới gần một trường học khác. Nhưng trường học này cũng không có những người bạn hiền, giỏi giang để Trang Tử có thể học hỏi, chính vì thế bà lại chuyển nhà. Đến lần thứ ba, bà đã tìm được một ngôi trường ưng ý để Trang Tử có thể học hành, tu dưỡng tại đó, và sau này là người được lưu danh muôn thuở, là kẻ học sâu hiểu rộng. Vậy ta mới thấy môi trường và bạn bè ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách cũng như đạo đức của một đứa trẻ đến mức nào!
Cũng như một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài giỏi một đời không chịu đựng nổi chốn quan trường quỷ kế đã một mình cáo quan về ở ẩn tại rừng trúc
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người tới chốn lao xao"
Ông lo sợ chốn quan trường ấy sẽ biến mình trở thành một kẻ đầy mưu mô, tham lam. Vậy nên môi trường không chỉ hình thành nhân cách mà còn ảnh hưởng vô cùng tới nhân cách một người. Phải luôn biết chọn cho mình con đường trong sáng, lành mạnh để giữ được nhân cách làm người.
Không chỉ với người xưa, mà lời khuyên cha ông ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" còn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, luôn giáo dục con cái phải biết lễ phép, học hỏi những điều tốt thì chắc chắn những đứa trẻ đó lớn lên sẽ là những người có phẩm cách tốt. Bởi vì cha mẹ chính là tấm gương, là ngọn "đèn" soi tỏ con đường con cái mình đi. Chính môi trường mà cha mẹ tạo dựng cũng như tính cách, sự giao tiếp, đối xử lẫn nhau của cha mẹ là kim chỉ cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một phần nhỏ của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những người bạn tốt, những người thầy tốt mà ta đáng học hỏi, vậy nên phải biết chọn lấy người để chơi, để học tập cùng. "Học thầy không tày học bạn", hãy biết chọn những người có tư cách đạo đức tốt, ngay thẳng để cùng nhau học hỏi. Chỉnh bản thân ta cũng phải biết tu dưỡng học hỏi tốt để có thể trở thành một ngọn "đèn" soi tỏ cho người khác.
Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những thành phần cá biệt, là "mực", là những điều xấu. Vậy nên mỗi con người cần chú ý tu tập, rèn luyện để có thể hướng những người khác trở thành một con người tốt, một ngọn "đèn" rạng chứ không phải một viên "mực" đen.
Từ câu tục ngữ trên, ta đã rút ra được bài học cho chính mình, phải biết học hỏi bạn bè, cũng như biết cách chọn lấy những người bạn tốt, những môi trường tốt để rèn luyện, tránh xa những cái xấu, cái không lành mạnh và phải luôn rèn luyện cho xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.
nghia den khi chung ta dung muc thi co the bi day muc ra nguoi lam cho do bi den con khi chung ta dung gan den thi trong chung ta se sang sua de nhin
nghia bong neu chung ta choi voi ban xau roi se co ngay nhiem tinh xau cua ban ay con neu choi voi ban tot thi chung ta se hoc tap duoc nhung duc tinh tot cua ho
y nghia muon khuyen chung ta khi chon ban thi hay chon nhung nguoi ban tot voi minh de choi de hoc
diệp anh ơi, mk cần chắc nghĩa và ý nghĩa thôi chứ không pải ns lm bài chứng minh nha. Cảm ơn bạn đã góp ý kiến của mk vào câu hỏi