Sưu tầm một số đoạn thơ có sử dụng từ đồng âm
Sưu tầm câu văn thơ có sử dụng từ đồng âm và giải thích nghĩa
Nhưng bụng vẫn bồn chồn...
Lòng anh cứ bề bộn...
Bác ngủ không an lòng...
Càng thương càng nóng ruột...
( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ )
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
(Bếp lửa-Bằng Việt)
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
(Đập đá ở Côn Lôn -Phan Châu Trinh)
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên rằng :"Mã Giám Sinh"
Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần...
(Mã Giám Sinh mua Kiều)
Chú bé loắt choắt
Cháu cười híp mí
Lượm ơi!...
Chú đồng chí nhỏ
(Lượm-Tố Hữu)
1)Bạn vàng chơi với bạn vàng
Đừng chơi bạn vện, ra đàng cắn nhau
Bạn vàng là bạn quý, bạn thân. Nhưng khi xuất hiện bạn vện (chó vện) bạn bạn vàng có thể hiểu là “chó lông vàng”. Nghĩa bạn vàng bị chuyển dịch thành ra có hai đơn vị :bạn vàng.” đồng âm
2)
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói quẻ lấy chồng xem có lợi chăng,
Thầy bói gieo que nói rằng
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Trong câu ca dao trên tác giả dân gian đã sử dụng hai từ lợi đồng âm để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh, phê phán thói xấu, “đã già rồi lại còn tấp tểnh lấy chồng!”
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thày bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Con kiến là lèo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
+ Con cò bay lả bay la
Bay từ từ cửa phù bay ra ra cánh đồng
Mùa xuân là xuân của tuổi trẻ.
( Bác Hồ )
Tục ngữ:
- ***** đẻ con con.
- Hát hay hơn hay hát.
- Nói hay hơn hay nói.
- Lấy kẻ chê chồng, chớ lấy kẻ chồng chê.
- Ăn trầu không có rễ như rể nằm nhà ngoài.
- Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trảm.
Ca dao :
- Ăn cơm cáy thì ngáy oo
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy.
- Nuôi con mới biết sự tình
Thẩm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ , ruột đau chín chiều.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.
- Gương không có thuỷ gương mờ
Thuyền không có lái lững lơ giữa dòng,
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung
Cho thuyền cặp bến, gương trong ngàn đời.
- Hoàng trùng đi, vi trùng lại
Gây tai gây hại, chẳng kém gì nhau.
Khuyến Ưng hai gã Khải, Hoan
Theo Tây hại nước, giàu sang riêng mình.
Công lênh với nước mới vinh
Công lênh với giặc người khinh đời đời.
Sưu tầm 1 số đoạn văn,đoạn thơ có sử dụng từ đồng nghĩa
Đêm nay Bác ko ngủ( minh huệ)
Nhưng BỤNG vẫn bồn chồn...
LÒNG anh cứ bề bộn......
Sưu tầm 1 số đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng từ trái nghĩa
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,
Sống,chẳng cúi đầu ; chết, vẫn ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng,
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
- Chân cứng đá mềm.
- Gần nhà xa ngõ
- Mắt nhắm mắt mở
- Bên trọng bên khinh
- Buổi đực buổi cái
- Chạy sấp chạy ngửa
- Bước thấp bước cao
- Lá lành đùm lá rách
Sưu tầm đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng từ đồng nghĩa
Thơ văn chủ đề j cx đc giúp mk vs mai mk nộp rùi
thân em vừa trắng lại vừa tròn
bảy nổi ba chìm vs nước non
rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
mà em vẫn giữ tấm lòng son
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao.
Đinh ninh mài lệ chép thư
Dầu trong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương
"Áo đầm giọt tủi tóc xe mối sầu".
"Nhìn càng lã chã giọt hồng".
Giọt châu lai láng khôn cầm
Đầm đìa giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.
Nhưng bụng vẫn bồn chồn...
Lòng anh cứ bề bộn...
Bác ngủ không an lòng...
Càng thương càng nóng ruột...
Lòng vui sướng mênh mông...
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Viết hoặc sưu tầm 1 mẩu truyện hoặc 1 đoạn văn có sử dụng hiện tượng đồng âm:
Con người không chỉ gắn kết trong quan hệ với gia đình mà còn trong quan hệ với thầy cô, với bạn bè. Mái trường là nơi gắn kết những quan hệ đó. Ngôi trường ta học, không chỉ là nơi lưu giữ tình thầy, tình bè bạn, mà còn cất giữ bao kỉ niệm đẹp ...
Ngôi trường tôi học, đó là ngôi trường rất rộng và đẹp. Trường tôi có ba dãy học. Bước đến cổng trường, tôi liền nhìn thấy tấm bảng ghi tên trường cũng địa chỉ được treo thật đẹp. Cánh cổng trường là cửa sắt, vừa đảm bảo an toàn, lại vừa bền mà đẹp nữa. Cổng trường có một cửa chính và một cửa phụ. Bước vào sân trường, hai bên là hai nhà để xe.
Hau bên cánh cổng trường còn là hai dãy lớp học ba tầng. Những dãy nhà được sơn màu vàng nom mới đẹp làm sao. Năm nay, trường tôi lại mới lắp thêm bình nước tự động để thuận lợi hơn trong việc sinh hoạt của các bạn học sinh. Vì các dãy học được xếp theo vòng tròn nên đây là dãy nhà A và B.
Theo vòng tròn, cạnh dãy nhà B là dãy nhà C. Dãy nhà C là nơi có phòng thư viện, để chúng tôi có sách và tài liệu tham khảo, giúp cho việc học tập ngày càng dễ dàng hơn. Ở nơi đó, còn có những phòng học tin hoc, học kỹ thuật,...để đáp ứng nhu cầu học và hành của học sinh.
Cạnh dãy nhà C là nhà D. Nhà D là dãy nhà có phòng họp của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo của nhà trường. Trên tường của nhà D còn treo một ảnh của Bác Hồ nữa.
Ở khắp sân trường là các ghế đá và những cây lâu năm. Mỗi giờ ra chơi, chúng tôi lại ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để cùng nhau nói về câu chuyện học hành. Những kỉ niệm cũng vì thế mà nhiều lên hơn. Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, có khi chúng tôi lại nán lại ở trường thêm một lúc để cùng nhau chơi cầu lông, đá cầu...
Ngôi trường đã ở đó, như một chứng nhân, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỉ niệm của tuổi học trò. Ngôi trường còn là nơi chắp cánh ước mơ, ươm mầm những mầm non để một mai đây, trở thành những cây xanh toả bóng cho đời. Ngôi trường còn giáo dục nhân cách và đạo đức của mỗi người, để ta sống ngày một hoàn thiện hơn...
Viết hoặc sưu tầm 1 mẩu truyện hoặc 1 đoạn văn có sử dụng hiện tượng đồng âm:
câu văn tự sáng tác được ko
Bạn có nhớ ngày đầu tiên mình biết đọc những nét chữ tiếng Việt là khi nào không? Tôi vẫn nhớ như in năm đó tôi tròn năm tuổi. Bên chiếc bàn học nhỏ xinh, mẹ đã ân cần, nhẫn nại dạy tôi đọc những chữ cái tiếng việt. Dần dần, tôi đã biết đọc những câu thơ ngắn. Càng đọc, tôi càng khám phá thêm được nhiều kiến thức mới, yêu thêm quê hương đất nước mình. Khi tôi biết đọc thành thạo, tôi thường đọc những câu chuyện cổ tích dài cho bố mẹ nghe và cả nhà cùng háo hức bàn về ý nghĩa của câu chuyện đó. Qua những lời phân tích, giảng giải của mẹ đã giúp tôi hiểu thêm những bài học răn dạy trong câu chuyện mà ông cha ta đã gửi gắm. Yêu biết mấy thứ ngôn ngữ đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.
bạn tham khảo nhé
sưu tầm và ghi lại một số đoạn văn,đoạn thơ có sử dụng trạng từ hoặc câu đặc biệt
1 sưu tầm một số câu ca dao , thơ ,văn có sử dụng từ đồng âm
2 viết đoạn văn có sử dụng từ đồng âm
3 viết bài văn biểu cảm về con vật nuôi mà em yêu thích
1.Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thày bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
2.
Bạn có nhớ ngày đầu tiên mình biết đọc những nét chữ tiếng Việt là khi nào không? Tôi vẫn nhớ như in năm đó tôi tròn năm tuổi. Bên chiếc bàn học nhỏ xinh, mẹ đã ân cần, nhẫn nại dạy tôi đọc những chữ cái tiếng việt. Dần dần, tôi đã biết đọc những câu thơ ngắn. Càng đọc, tôi càng khám phá thêm được nhiều kiến thức mới, yêu thêm quê hương đất nước mình. Khi tôi biết đọc thành thạo, tôi thường đọc những câu chuyện cổ tích dài cho bố mẹ nghe và cả nhà cùng háo hức bàn về ý nghĩa của câu chuyện đó. Qua những lời phân tích, giảng giải của mẹ đã giúp tôi hiểu thêm những bài học răn dạy trong câu chuyện mà ông cha ta đã gửi gắm. Yêu biết mấy thứ ngôn ngữ đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.
Những từ đồng âm trong đoạn văn trên:
Từ "năm" thứ nhất (danh từ, chỉ đơn vị thời gian) - từ "năm" thứ hai (số từ, chỉ số tuổi của mỗi người). Từ "bàn" thứ nhất (danh từ chỉ chiếc bàn, 1 đồ dùng quen thuộc) - từ "bàn" thứ hai (động từ, chỉ việc bàn bạc một công việc nào đó)3.Inu Inu, đó chính là cái tên mà lần đầu tiên gặp nhau, tôi đã đặt cho người bạn trung thành và đáng yêu của mình. Đó là một chú chó giống Alaska oai vệ và dũng mãnh. Đó là con vật nuôi được tôi yêu thương nhất, lo lắng và chăm sóc nhiều nhất.
Từ ngày Inu được về nhà cùng tôi, Inu đã được 4 tháng tuổi. Tôi nhớ như in cái ngày mừng sinh nhật mình, ba tôi đã cho tôi một món quà vô cùng bất ngờ, đó chính là Inu, khi đó Inu chỉ to bằng cục bông bằng một cái nắm tay. Vậy mà bây giờ chàng ta đã to và cao gần 1 mét chứ ít. Chàng ta có 1 bộ lông to dài và dày, màu xám tro đậm dần về sống lưng và trắng như tuyết ở vùng bụng. Dáng đứng vô cùng oai vệ, đôi mắt màu xám nhạt có đường viền đen bao quanh, cộng với đôi tai dài, thẳng đứng và chiếc mõm kiêu ngạo, tất cả tạo cho Inu một ngoài hình rất là hoang dã, chẳng khác gì một con sói quyền lực. Inu là một người bạn quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi. Tôi là một người có bản tính nhút nhát và hướng nội, nên rất ít bạn bè. Từ ngày có Inu, cuộc đời tôi như bước sang một trang mới, một cuộc sống mới, mà trong đó, luôn có bóng dáng của Inu, từ ăn, ngủ, chơi hay bất kể làm gì luôn có Inu bên cạnh. Anh chàng đã giúp cho tôi trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn rất nhiều. Từ ngày có Inu bên cạnh chúng tôi đã có thể cùng nhau đi chạy bộ, hoặc đi bộ trong công viên vào buổi chiều hay vào những ngày tôi được nghỉ học. Mỗi khi đi học về, chỉ cần nghe tiếng xe của ba ngoài cổng là Inu đã rất thông minh chạy ngay ra ngoài, vẫy chiếc đuôi như cái chổi lớn để mừng tôi về nhà. Inu không chỉ thông minh mà còn rất là thảo ăn nữa. Mỗi khi cu cậu có được một cục xương to là i như rằng, một lát chiếc xương ấy sẽ nằm ngay trong phòng của tôi. Ban đầu mọi người cứ ngỡ rằng Inu đem đi giấu để ăn dần, hôm ấy mẹ cho Inu một cục xương rất to nhưng không thấy Inu ăn mà chỉ gặm đem đi đâu mất. Rồi lại lủi đến vòi mẹ xin thêm một chiếc nữa. Mẹ đã la Inu vì nghĩ rằng cu cậu đem vùi vào quần áo làm bẩn hết quần áo sạch, đến khi tôi đi học về mới thấy Inu chạy nhanh vào đống chăn nệm của tôi, lôi ra một khúc xương to đùng, đem đến và thả xuống bên tôi, dùng mũi đẩy nó về phía của tôi, hết nhìn tôi đến nhìn khúc xương ấy. Cả nhà mới hiểu, thì ra bấy lâu nay chàng ta hay giấu xương vào quần áo là để chừa cho tôi nhưng vì nhiều lần tôi không kịp về mẹ đã tìm thấy trước rồi. Tôi ôm Inu vào lòng, xúc động trước tấm lòng của Inu.
Bây giờ đối với tất cả mọi người trong gia đình, Inu không còn là một con vật nuôi nữa mà Inu đã trở thành một thành viên thật sự. Dù có đi đâu hoặc làm gì, gia đình luôn dành một vị trí đặc biệt cho Inu. Và tôi vẫn thường hay bị các chú các dì trêu rằng, tôi sẽ bị cho “ra rìa” vì đã có Inu, nhưng tôi luôn vui vẻ và rất hào hứng, bằng cách ngày nào tôi cũng tắm cho chú bé, chảy và lau khô bộ lông mượt như tơ ấy, cho Inu ăn khi đến giờ, cùng Inu nằm lười hay đi dạo mát…vv và cả cái tên của Inu, cũng là do chính tôi đặt đấy thôi. Vậy thì làm sao có chuyện ra rìa được. Có rất nhiều tình bạn đẹp ở trên thế giời này xuất hiện dù không cùng giống loài, bất đồng ngôn ngữ..vv, nhưng tình bạn là tình bạn, tình bạn sẽ không thể dùng bất cứ những chỉ tiêu nào để xác định. Tình bạn đẹp của tôi và Inu cũng như thế, đó là một trong những tình bạn đẹp nhất cuộc đời mình. Dù Inu chỉ là một vật nuôi mà thôi.
2)'Quê tôi sớm tinh mơ .. tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng ai đem nắng đong đầy đôi vai..cháy những giọt mồ hôi........' Ôi!Quê hương!Tiếng gọi thiêng liêng của người công dân bé nhỏ gọi về nơi chôn rau cắt rốn của mình.Tôi yêu quê tôi!Yêu những cánh diều vi vu trên bầu trời xanh thẳm.Yêu những buổi đi bắt dế , cào cào cánh đồng cỏ.Những đêm trải chiếu ngồi tụ tập ngắm ánh trăng sáng qua kẽ lá, nghe già làng kể chuyện.Tôi yêu quê tôi!Yêu những tháng ngày đã trôi qua ấy ! mai này , khi tôi đã tiến đến thành công và rời xa quê hương thì tôi vẫn sẽ mãi nhớ đến nó , bởi từ lâu , nó đã là một kỷ niệm đẹp đẽ chiếm gọn một chỗ trong tim tôi!
Sưu tầm một đoạn văn hoặc thơ có cách dùng từ trái nghĩa mà em cho là hay. Phân tích cái hay của việc sử dụng từ trái nghĩa trong đoạn văn, đoạn thơ đó.
- Chân cứng đá mềm.
- Gần nhà xa ngõ
- Mắt nhắm mắt mở
- Bên trọng bên khinh
- Buổi đực buổi cái
- Chạy sấp chạy ngửa
- Bước thấp bước cao
- Lá lành đùm lá rách
còn phân tích cái hay thì bạn tự làm nha
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương .
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi : "Khách từ đâu đến làng ?"