bảng thống kê các phong trào cách mạng cua trung quốc từ năm 1919-1945
Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trog những năm 1919 – 1939.
Thời gian | Nội dung sự kiện |
4/5/1919 | Phong trào Ngũ Tứ |
7/1921 | Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời |
12/4/1927 | Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản |
10/1934 | Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh. |
1/1935 | Hội nghị Tuân Nghĩa - Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo |
7/1937 | Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật. |
Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.
- Phong trào Ngũ Tứ, được gọi là Phong trào Văn hóa Mới , diễn ra trong giai đoạn từ 1917 đến 1923. Ngày 4 tháng 5, 1919, hàng loạt các cuộc biểu tình đông đảo của sinh viên chống chính phủ Bắc Kinh và Nhật Bản nổ ra. Những người nhiệt tình chính trị, phong trào hành động sinh viên và những trí thức phản đối thần tượng cũ, kêu gọi cải cách cùng với các sinh viên yêu nước phát triển trở thành một phong trào phản kháng toàn quốc (còn gọi là Ngũ Tứ vận động, hay phong trào ngày 4 tháng 5)
- Tháng 10 năm 1919 Tôn Dật Tiên tái lập Quốc Dân Đảng, đối lập với chính phủ Bắc Kinh. Chính phủ Bắc Kinh, chính thể tiếp sau thời các quân phiệt, bề ngoài vẫn đang là chính phủ hợp hiến và điều hành các quan hệ với phương Tây.
Năm 1922 liên minh quân phiệt miền Nam với Quốc Dân Đảng ở Quảng Châu tan vỡ, Tôn Dật Tiên chạy về Thượng Hải. Tới khi ấy Tôn Dật Tiên đã thấy được sự cần thiết phải có hỗ trợ của Liên Xô để hoàn thành lý tưởng của mình. Năm 1923 một tuyên bố chung giữa Tôn Dật Tiên và đại diện Xô viết tại Thượng Hải cam kết sự hỗ trợ của Liên Xô cho quá trình thống nhất Trung Quốc. Các cố vấn Xô viết — người nổi tiếng nhất là một thành viên của Quốc tế Cộng sản III, Mikhail Borodin — bắt đầu tới Trung Quốc năm 1923 để giúp đỡ tái tổ chức và củng cố Quốc Dân Đảng theo hình thức Đảng Cộng sản Liên Xô.
*Nội chiến Trung Quốc (Quốc-Cộng Nội chiến) kéo dài từ tháng 4 năm 1927 đến tháng 5 năm 1950, là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.Kết quả là Trung Hoa Dân Quốc chạy qua Đài Loan, còn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
*Thập kỷ Nam Kinh 1928-1937 là một trong những giai đoạn củng cố và phát triển đất nước của Quốc Dân Đảng. Một số quyền lợi và những đòi hỏi quá đáng của người nước ngoài tại các nhượng địa ở Trung Quốc được giảm bớt thông qua con đường ngoại giao. Chính phủ rất nỗ lực hiện đại hóa hệ thống luật hình sự và dân sự, ổn định giá cả, chi trả dần các khoản nợ, cải cách ngân hàng và hệ thống tiền tệ, xây dựng đường sắt và đường cao tốc, cải thiện các cơ sở y tế công cộng, trừng phạt hành vi buôn bán ma tuý, và tăng trưởng sản xuất sản phẩm nông công nghiệp.
Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc (năm 1919) là:
A. phong trào Duy tân
B. phong trào Nghĩa Hòa đoàn
C. cuộc Chiến tranh Bắc phạt
D. phong trào Ngũ tứ
Phong trào Ngũ tứ (1919) mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực
A. đế quốc và phong kiến.
B. đế quốc và tư sản mại bản.
C. tư sản và phong kiến.
D. tư sản, phong kiến và đế quốc.
lập bảng niên biểu diễn biến các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ sau CTTG 2
SO SÁNH phong trào đất tranh giải phóng dân tộc dân tộc Á,phi và mỹ latinh
lập bảng thống kê những sự kiện chính cua lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000
ý nghĩa của ASEAN đối vs khu vực vÀ VN
Nêu cách mạng trung quốc năm 1919-1939? Theo em khẩu hiệu đấu tranh của phong trào ngũ tứ có gì mới so với khẩu hiệu đánh đổ Mãn Thanh trong cách mạng Tân Hợi?
Lập bảng thống kê các phong trào (1919-1925) của giai cấp : TS dân tộc , Tiểu Tư Sản , công nhân
Giups !!!
Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 vì
A. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời
B. Giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
C. Là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn
D. Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân
Đáp án C
- Đáp án A: khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế là dựa vào những điều kiện của bản thân khuynh hướng này.
- Đáp án B: Mâu thuẫn cơ bản nhất của dân tộc Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp tuy chủ trương thực hiện là khác nhau.
- Đáp án C: khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất phát từ châu Âu từ thế kỉ XVII, khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có giap cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh hướng vô sản phù hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.
- Đáp án D: cả hai khuynh hướng đều có sự tham gia của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chống Pháp, giành độc lập dân tộc.
Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 vì
A. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời
B. Giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
C. Là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn
D. Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân
Đáp án C
- Đáp án A: khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế là dựa vào những điều kiện của bản thân khuynh hướng này.
- Đáp án B: Mâu thuẫn cơ bản nhất của dân tộc Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp tuy chủ trương thực hiện là khác nhau.
- Đáp án C: khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất phát từ châu Âu từ thế kỉ XVII, khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có giap cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh hướng vô sản phù hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.
- Đáp án D: cả hai khuynh hướng đều có sự tham gia của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chống Pháp, giành độc lập dân tộc.