Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
12 tháng 2 2017 lúc 3:13

Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
16 tháng 10 2019 lúc 7:03

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Đáp án cần chọn là: A

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
27 tháng 6 2017 lúc 11:30

Quyền tự do kinh doanh của công dân quy định tại điều 33 Hiến pháp 2013 và trong các luật về kinh doanh.

Đáp án cần chọn là: D

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
26 tháng 8 2018 lúc 4:32

Đáp án B

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 2 2017 lúc 14:21

Đáp án: B

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
4 tháng 3 2018 lúc 8:51

Đáp án B

Henry Lam
Xem chi tiết

Điều 10. Liên thông trong giáo dục

1. Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

2. Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.

3. Chính phủ quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 10. Hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Herera Scobion
27 tháng 3 2022 lúc 16:43

Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội

Nội dung của Hiến pháp phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc và những mốc lịch sử quan trọng, những thành quả cách mạng đã đạt được và thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta, thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

 

Phương Thảo
27 tháng 3 2022 lúc 19:06

- Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. 

- Nội dung cơ bản của Hiến pháp: Quy định những vấn đề về nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước

( Bạn xem thêm trong SGK nhé! Có hết đấy )

Lê Minh Hiếu
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
4 tháng 8 2021 lúc 8:01

Em tìm hiểu được nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của những công dân được quy định trong Hiến Pháp 2013 như sau:

- Nội dung các quyền cơ bản của những công dân được quy định trong Hiến Pháp 2013:

+  Quyền được học tập.

+ Quyền tự do ngôn luận.

+ Quyền quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 

- Nội dung các nghĩa vụ cơ bản của những công dân được quy định trong Hiến Pháp 2013:

+ Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.  

+ Nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 

+ Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Nghĩa vụ nộp thuế. 

+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

+ Nghĩa vụ nghĩa vụ học tập. 

OH-YEAH^^
4 tháng 8 2021 lúc 8:04

- Nội dung các quyền cơ bản của những công dân được quy định trong Hiến Pháp 2013:

+  Quyền được học tập.

+ Quyền tự do ngôn luận.

+ Quyền quyền bầu cử và ứng cử vào các quan chức nhà nước

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 

- Nội dung các nghĩa vụ cơ bản của những công dân được quy định trong Hiến Pháp 2013:

+ Nghĩa vụ trung thành với nước

+ Nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 

+ Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

+ Nghĩa vụ học tập. 

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
15 tháng 4 2017 lúc 17:35

   Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân có nghĩa là:

   - Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

   - Vấn đề quốc phòng trở thành hoạt động của cả nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi quy mô, hình thức.

   - Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa khủng bố và các thế lực phản động quốc tế vẫn đang triển khai hàng loạt hoạt động chống lại nền hòa bình khu vực và thế giới, chống độc lập dân tộc và CNXH. Đấu tranh giữ gìn hòa bình của đất nước, khu vực và thế giới là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới theo như Hiến pháp quy định là đúng thực tiễn và quy luật khách quan.

  - Vì vậy, bất kỳ ai, ở cương vị nào, là công dân Việt Nam cần hiểu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là quyền lợi, nghĩa vụ, vinh dự và trách nhiệm của mình. Mỗi tổ chức, cá nhân ở cương vị nào, trong hay ngoài nước cần có những việc làm thiết thực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện hoàn cảnh, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.