Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng bằng 2 cm là ...
Điền vào chỗ trống:
a) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng bằng 2 cm là ...
b) Tập hợp đỉnh A các tam giác vuông ABC có cạnh huyền BC cố định và BC = 4cm là ...
c) Tập hợp giao điểm O của hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD có cạnh BC cố định là ...
a) Hai đường thẳng song song với đường thẳng a và cách đường thẳng a một khoảng là 2cm.
b) Đường tròn O B C 2 với O là trung điểm của BC
c) Đường thẳng trung trực của đoạn BC trừ trung điểm BC.
Điền vào chỗ trống:
a) Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng bằng 1 cm là...
b) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu đoạn thẳng AB cố định là ...
c) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc là...
a) Đường tròn (A; 1cm)
b) Đường trung trực của đoạn thẳng AB
c) Tia phân giác trong của x O y ^
Ghép mỗi ý (1), (2), (3), (4) với một trong các ý (5), (6), (7), (8) để được một khẳng định đúng.
(1) Tập hợp các điểm cách A cố định một khoảng 3cm. (2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB cố định (3) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó (4) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3cm. |
(5) Là đường trung trực của đoạn thẳng AB. (6) là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3cm. (7) là đường tròn tâm A bán kính 3cm. (8) là tia phân giác của góc xOy |
Ghép các ý:
(1) với (7)
(2) với (5)
(3) với (8)
(4) với (6)
Cho đường thẳng d cố định và một số thực dương a không đổi. Tập hợp các điểm M trong không gian sao cho khoảng cách từ M đến đường thẳng d bằng a là:
A. Mặt cầu.
B. Mặt trụ.
C. Mặt nón.
D. Đường tròn.
Chọn B.
Từ yêu cầu bài toán, theo định nghĩa mặt trụ tròn xoay ta chọn đáp án B.
Cho đường thẳng d cố định và một số thực dương a không đổi. Tập hợp các điểm M trong không gian sao cho khoảng cách từ điểm M đến d bằng a là
A. mặt cầu
B. mặt trụ
C. mặt nón
D. đường tròn
Tập hợp các điểm M trong không gian cách đường thẳng Δ cố định một khoảng R không đổi (R>0) là
A. hai đường thẳng song song
B. một mặt cầu
C. một mặt nón
D. một mặt trụ
Chọn đáp án D.
Phương pháp
Sử dụng khái niệm mặt trụ: Mặt tròn xoay sinh bởi đường thẳng l song song với Δ, cách Δ một khoảng R không đổi là mặt trụ tròn xoay trục Δ, đường sinh l, bán kính R.
Cách giải
Tập hợp các điểm M trong không gian cách đường thẳng Δ cố định một khoảng R không đổi (R>0) là một mặt trụ.
:Ghép mỗi ý (1), (2), (3), (4) với một trong các ý (5), (6), (7), (8) để được một khẳng định đúng:(mng giúp e vs ạ. E cảm ownnn)
(1) Tập hợp các điểm cách A cố định một khoảng 3cm.
(2) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó.
(3) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB cố định.
(4) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3cm.
(5) Là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
(6) Là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3cm.
(7) Là đường tròn tâm A bán kính 3cm.
(8) Là tia phân giác của góc xOy.
Hãy nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng:
(1) Tập hợp các điểm có khoẳng cách đến điểm A cố định bằng 2cm | (4) là đường tròn tâm A bán kính 2cm |
(2) Đường tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm | (5) có khoảng cách đến điểm A nhỏ hơn hoặc bằng 2cm |
(3) Hình tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm | (6) có khoảng cách đến điểm A bằng 2cm |
(7) có khoảng cách đến điểm A lớn hơn 2cm |
- Nối (1) - (4)
- Nối (2) - (6)
- Nối (3) - (5)
Hãy nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng:
(1) Tập hợp các điểm có khoẳng cách đến điểm A cố định bằng 2cm | (4) là đường tròn tâm A bán kính 2cm |
(2) Đường tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm | (5) có khoảng cách đến điểm A nhỏ hơn hoặc bằng 2cm |
(3) Hình tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm | (6) có khoảng cách đến điểm A bằng 2cm |
(7) có khoảng cách đến điểm A lớn hơn 2cm |
- Nối (1) - (4)
- Nối (2) - (6)
- Nối (3) - (5)