Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 3 2017 lúc 12:06

Đáp án D

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi => vai trò và địa vị quốc tế của nước này ngày càng được nâng cao.

Bình luận (0)
Nhi Trương
Xem chi tiết
Minh Hiếu
25 tháng 10 2021 lúc 5:26

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.

Tham khảo

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
27 tháng 10 2021 lúc 9:26

D

Bình luận (0)
henry
18 tháng 12 2021 lúc 8:29

b

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:26

Tham khảo:

Năm 1978 Trung Quốc thực hiện cải cách nền kinh tế, những thành tựu này đã giúp vị thế Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:

+ Có nguồn lực tự nhiên đa dạng

+ Cơ sở hạ tầng phát triển

+ Nhà nước có chính sách cải cách, chiến lược

 Chú trọng trong ứng dụng khoa học công nghệ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 9 2019 lúc 17:37

Đáp án B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 1 2017 lúc 14:57

Đáp án B

1 – b, c, e, g, i, k; 2 – a, d, h.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
MASTER
20 tháng 7 2023 lúc 15:37

Tham Khảo 

`-` Tình hình phát triển của các khu vực Đông Nam Á:

`+` Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

`+`Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

`+` Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

`-` Điểm nỏi bật của các ngành kinh tế:

`+` Nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Một số quốc gia đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

`+` Các ngành công nghiệp quan trọng của khu vực Đông Nam Á là: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản….

`+` Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng, được các quốc gia trong khu vực chú ý phát triển.

Bình luận (0)
MASTER
19 tháng 12 2023 lúc 19:36
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:25

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

Bình luận (0)
Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
3 tháng 2 2016 lúc 11:39

* Trên lĩnh vực kinh tế , khoa học - kỹ thuật :

- Nông nghiệp  : Nhờ thanh tựu của cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp , từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho gần 1 tỉ người và có xuất khẩu.

- Công nghiệp : Sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp nặng. Cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hiện đại.

+ Qua 7 kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp Ấn Độ giữ mức phát triển trung bình là 5%năm. Ấn Độ chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tầu thủy, đầu máy xe lửa, tivi mầu...Nhiều nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....)  được xây dựng đảm bảo nhu cầu về điện cho Ấn Độ.

+ Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 7.5%, năm 1988 đạt 6%, năm 1999 đạt 7.1%, năm 2000 đạt 3.9%.

- Công nghệ : Trong 3 thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông, cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ...

- Khoa học - kĩ thuật :

+ Từ những năm 90, Ấn Độ thực hiện "cách mạng chất xám", trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

+ Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình. Năm 1996, với việc phóng thành công vệ tinh địa tĩnh, Ấn Độ trở thành một trong 6 nước có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ. Đến năm 2002, Ấn Độ có 7 vệ tinh nhậ tạo đang hoạt động trong vũ trụ.

+ Trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục và khoa học , kĩ thuật khác, Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng.

* Về chính sách đối ngoại :

- Ấn Độ thi hành chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc. Ần Độ là một trong những nước sáng lập phong trào không liên kết. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong đó có Việt Nam (Ấn Độ chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7/1/1972)

=> Từ năm 1950, Ấn Độ đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn, đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, hoa học kĩ thuật, đối ngoại, đã từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:30

Tham khảo:

- Một số thành tựu nổi bật về kinh tế:
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt là ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Liên Bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử.
+ Các sản phẩm của ngành trồng trọt như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, hạt hướng dương, khoai tây nga có sản lượng hàng đầu thế giới.
- Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế lãnh thổ liên bang nga hình thành 12 vùng kinh tế, bao gồm: vùng Trung ương; vùng Trung tâm đất đen; vùng Đông Xi-bia; vùng Viễn Đông; vùng Ca-li-nin-grát; vùng Bắc Cáp-ca; vùng phía Bắc; vùng Tây Bắc; vùng U-ran; vùng Von-ga; vùng Von-ga - Ki-rốp; vùng Tây Xi-bia.

Bình luận (0)