Những câu hỏi liên quan
lê nguyễn bảo ngọc
Xem chi tiết
❤ミ★тɦαηɦ ηɠα★彡❤
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 2 2020 lúc 10:34

1. Biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.

2. Phản bội, vong ân bội nghĩa với những người có công với mình.

3. Việc có lợi cho mình thì đi trước, khó khăn hoặc không có lợi thì đi sau.

4. Bài học con cái phải biết nghe lời bố mẹ.

5. Giữ gìn danh dự, nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.

Khách vãng lai đã xóa
Thư Nhã
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
15 tháng 5 2016 lúc 20:01

Ca dao xưa có câu: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn để nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.

 

Phan Thùy Linh
16 tháng 5 2016 lúc 10:19

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.


 

Nguyễn Thị Thanh
18 tháng 5 2016 lúc 14:26

dàn bài đây bạn:

 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

I. Mở bài:

- Viết một đoạn văn dẫn vào vấn đề giải thích

-Chép nguyên văn câu tục ngữ

-Nhận định về câu tục ngữ

 vd: Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống và sự biết ơn. Trong đó câu tục ngữ uống nước ngớ nguồn được mọi người biết đến nhiều hơn cả.Câu tục ngữ như một sự khuyên nhủ của người xưa đến mỗi chúng ta và đã trải quả bao thăng trầm của thời gian nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị.

II. Thân bài:

- Giải  thích nghĩa đen và nghĩa bóng:

+ Nghĩa đen: bất cứ dòng sông nào thì cũng có nguồn cội của nó, không có dòng sông nào bỗng dưng tồn tại. Câu tục ngữ còn diễn dạt cụ thể hơn nữa ở việc mỗi chúng ta được uống những dòng  nước mát  hằng ngày thì không quên nguồn cội của dòng sông ấy.

+ Nghĩa bóng: câu tục ngữ như sự khuyên bảo mỗi chúng  ta cần có thái độ biết ơn những người đã gây dựng thành quả để chúng ta được hưởng thụ như ngày hôm nay.

- Chứng minh:

+ Với ông bà cha mẹ: là những người gần gũi nhất không chỉ sinh ra mỗi chúng  ta mà còn chăm sóc, dạy bảo và tạo điều kiện để chúng ta học hành

+ Với thầy cô giáo đã dạy dỗ: cung cấp cho mỗi chúng ta kiến thức và kĩ năng cơ bản để hình thành những giá trị đạo đức chuẩn mực để trở thành người tốt vì vậy ta phải biết ơn những người dạy dôc đó.

+ với anh hùng đã hi sinh: cho chúng ta một cuộc sống hòa bình, với ông cha ta từ ngàn đời dựng và giữ nước vì vậy ta phải biết ơn họ

III. Kết bài:

vd: Thời gian có thể xóa nhòa đi tất cả nhưng giái trị đích thức của câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn thì vẫn còn mãi. Câu tục ngữ như một sự khuyên bảo mỗi chúng ta cần phải có thái độ biết ơn và cố gắng học tập để không phụ lòng mong muốn của thầy cô ba mẹ

Thanh Vân Nguyễn
Xem chi tiết
Dark_Hole
19 tháng 2 2022 lúc 9:16

 Đói cho sạch, rách cho thơm.là câu rút gọn CN nhé

  

 

Lê Huy Đăng
19 tháng 2 2022 lúc 9:16

Đói cho sạch, rách cho thơm.là câu rút gọn CN nhé

Đỗ Đức Duy
19 tháng 2 2022 lúc 9:18

đói cho sạch rách cho thơm nha

 

Ngọc Diệu
Xem chi tiết
loan ss_2k5
4 tháng 3 2016 lúc 19:33

        Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

phung thi  khanh hop
4 tháng 3 2016 lúc 18:56

              Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

        Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Tạ Uyển Nhi
4 tháng 3 2016 lúc 18:57

NHỚ KẺ CHO 

Chi Nguyễn
Xem chi tiết
王一博
28 tháng 2 2020 lúc 17:48

*Dàn bài :
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .
II . Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay

Khách vãng lai đã xóa
RONALDO 2K9
28 tháng 2 2020 lúc 17:50

*Dàn bài :
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .
II . Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay

MK CHÉP TRÊN MẠNG ĐÓ KO HAY THÌ THUI

Khách vãng lai đã xóa
trà nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
31 tháng 1 2021 lúc 15:29

2,3,4,5,6,9,10

Rút gọn thành phần chủ ngữ.

Võ Anh Kiệt
Xem chi tiết
Huy Rio
4 tháng 11 2016 lúc 8:25

đề là gì v bn

Võ Thị Minh Trang
4 tháng 11 2016 lúc 8:54

day la nhung cau ca dao tuc ngu noi ve ton su trong dao

nho chon cau tra loi cua minh nhe

chuc ban hoc gioi 

Đây là câu thành ngữ tục ngữ về tôn sư trọng đạo và về cha mẹ

Mít
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 1 2018 lúc 15:28

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề” ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ ăn cỗ di trước, lội nước theo sau”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ


a. Nghĩa đen


- Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không an được nhiều.
- Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. chính vì thế mà đi sau sẽ tránh dược những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông.

b. Nghĩa bóng
- Khi có lợi lộc, thời cơ phải nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đjep về cho mình.
- Những diều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn.
- Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác.
- Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi.

2. Bình luận vấn đề nghị luận
- Là quan điểm của những kẻ lợi dụng cơ hội, ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình
- Chỉ biết dành lợi về cho bản thân mình, không suy nghĩ đến sự khó khăn của người khác.
- Lối sống đi ngược đạo lí dân tộc
- Lên án những kẻ sống lợi dụng, ích kĩ,…

3. Nêu ra phương châm sống hợp lí
- Sống làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lời dạy của Bác: mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Luôn có tư tưởng cống hiến cho gia đình, xã hội.
- Biết gắn lợi ích của bản thân với lợi ích xã hội
- Bỏ thói lợi dụng, ích kỉ
- Nêu lợi ích của việc sống yêu thương, quan tâm người khác.


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơhội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Đó là một tư tưởng , trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa. Chính vì thế ta hãy sống có ích và yêu thương mọi người, không vì lượi ích cá nhân mà không nghĩ đến người khác.

bạch ngọc phượng
6 tháng 1 2018 lúc 15:30

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề” ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ ăn cỗ di trước, lội nước theo sau”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ


a. Nghĩa đen
- Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không an được nhiều.
- Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. chính vì thế mà đi sau sẽ tránh dược những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông.

b. Nghĩa bóng
- Khi có lợi lộc, thời cơ phải nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đjep về cho mình.
- Những diều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn.
- Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác.
- Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi.

2. Bình luận vấn đề nghị luận
- Là quan điểm của những kẻ lợi dụng cơ hội, ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình
- Chỉ biết dành lợi về cho bản thân mình, không suy nghĩ đến sự khó khăn của người khác.
- Lối sống đi ngược đạo lí dân tộc
- Lên án những kẻ sống lợi dụng, ích kĩ,…

3. Nêu ra phương châm sống hợp lí
- Sống làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lời dạy của Bác: mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Luôn có tư tưởng cống hiến cho gia đình, xã hội.
- Biết gắn lợi ích của bản thân với lợi ích xã hội
- Bỏ thói lợi dụng, ích kỉ
- Nêu lợi ích của việc sống yêu thương, quan tâm người khác.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơhội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Đó là một tư tưởng , trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa. Chính vì thế ta hãy sống có ích và yêu thương mọi người, không vì lượi ích cá nhân mà không nghĩ đến người khác.

nguyễn thị ngọc khánh
6 tháng 1 2018 lúc 16:31
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
– Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều người lấy cống hiến cho dân, cho nước làm niềm vui thì còn có một số kẻ sống thực dụng, ích kỉ chỉ biết thu lợi cho riêng mình.

– Phê phán lối sống đó, dân gian có câu: ''Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau''.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
* Nghĩa hiển ngôn:
– Vế 1: Ăn cỗ đi trước: sẽ được xếp ngồi chỗ tốt, ăn nhiều món ngon.
– Vế 2: Lội nước đi sau: để tránh được chỗ nguy hiểm mà người đi trước đã gặp phải.

* Nghĩa hàm ngôn:
– Khi hưởng thụ thì có mặt trước để giành quyền lợi về mình càng nhiều càng tốt.
– Khi cảm thấy có sự bất trắc, không thuận lợi cho bản thân thì né tránh, đùn đẩy phần vất vả, hiểm nguy cho người khác.
b. Bình luận:
* Có thể bình luận câu tục ngữ trên theo hướng như sau:
– Là quan điểm sống thực dụng của những kẻ cơ hội, ích kỉ.
– Chỉ muốn giành thuận lợi về mình, đầy khó khăn vất vả, thậm chí hiểm nguy cho người khác, đó là cách sống đi ngược lại đạo lí dân tộc.
– Đây không phải là cách sống khôn ngoan của con người chân chính mà chỉ là sự láu cá, ranh vặt. Nó dễ đẩy con người đến những hành vi tội lỗi: (vô trách nhiệm, dối trá, lừa gạt…). Kẻ cơ hội, ích kỉ không thể làm nên việc lớn vì thiếu hẳn nền tảng đạo đức là tấm lòng nhân ái, dám hi sinh vì người khác. Trước sau rồi kẻ đó cũng bộc lộ rõ bản chất xấu xa và sẽ bị dư luận lên án.
* Quan điểm sống đúng đắn nhất:
– Là quan điểm Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
– Coi làm việc, cống hiến cho gia đình, xã hội là niềm vui, là hạnh phúc của bản thân.
– Biết gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi của cả cộng đồng.
– Nếu ai cũng có quan điểm sống đúng đắn như trên thì những thái độ sống ích kỉ, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi; xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Kết bài:
– Khẳng định quan điểm Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau là quan điểm sống cá nhân, ích kỉ.
– Thái độ của chúng ta là phê phán, lên án.
– Mỗi người cần xây dựng cho mình một quan điểm sống đúng đắn để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.