Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thu Hương
Xem chi tiết

Lễ tịch điền hay lễ cày tịch điền (cày ruộng) là một lễ hội trước đây tại một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, do nhà vua đích thân khai mạc. Nghi thức chính của lễ hội là người đứng đầu (vua, chủ tịch nước) sẽ đích thân ra cày cấy để làm gương, khuyến khích nông nghiệp.

Mục a

a) Nông nghiệp:

- Ruộng đất trong nước thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế.

- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. 

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.

- Nhà Lê cũng chú ý làm thủy lợi.

=> Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

Mục b, c

b) Thủ công nghiệp:

- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,... 

c) Thương nghiệp

- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

- Nhân dân miền biên giới Đại Việt- Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.

Khách vãng lai đã xóa
thùy nguyễn
Xem chi tiết
Lê Trần Khánh Ly
20 tháng 10 2016 lúc 17:43

mình chỉ biết nguyên nhân thôi:

Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Hồ Hữu Hưng
Xem chi tiết
Phương Dung
1 tháng 11 2020 lúc 21:17

* Nông nghiệp:

- Ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất.

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

* Thủ công nghiệp:

- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan: đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền,...

- Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,... Thời Đinh - Tiền Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

* Thương nghiệp:

- Thuyền buôn nước ngoài đã đến Đại cồ Việt buôn bán. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

- Quan hệ bang giao Việt - Tống được thiết lập. Nhân dân miền biên giới hai nước tiếp tục qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Ga*#lax&y
Xem chi tiết
28 . Phạm Tài Đức Pháp
26 tháng 10 2021 lúc 15:31

*Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:

a.Nông nghiệp:

-Ruộng đất được chia cho nông dân

-Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng,vua Lê thường tổ chức lễ cày Tịch Điền

-Chú trọng đào vét kênh ngòi(thủy lợi) ở nhiều nơi

b.Thủ công nghiệp:

-Xây dựng nhiều xưởng thủ công mới:đúc tiền,rèn vũ khí,xây dựng,......

-Trong nhân dân các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển

c.Thương nghiệp:

-Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước

-Nhiều trung tâm buôn bán và chợ được hình thành

-Buôn bán với nước ngoài tiếp tục phát triển

kamado
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
27 tháng 10 2021 lúc 19:02

Tham khảo!

https://hoidap247.com/cau-hoi/1255825

Lệ Tuông
Xem chi tiết
Trần Ngọc Phương Thảo
22 tháng 10 2016 lúc 19:15

Kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Khi có những công trình xây dựng lớn như xây cung điện, xây thành, làm đường thì họ phải tham gia. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.

Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.

Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc.

Cuộc sống vật chất của dân chúng đã được trở lại thanh nhàn hơn trước. Sách sử ghi lại rằng vào năm 987 cả nước được mùa to. Những sinh hoạt lễ hội, nghệ thuật đã trở về lại với người dân Việt. Ca hát nhảy múa được triều đình khuyến khích. Đinh Tiên Hoàng đặt ra chức Ưu bà để dạy múa hát cho quân đội. Lê Đại Hành kiến tạo lại trò chơi đua thuyền, cứ vào tháng bảy là tháng sinh nhật của vua, vua cho thả thuyền ở giữa sông, lấy tre kết làm núi giả trên thuyền, gọi là Nam sơn rồi cho đua thuyền. Lễ hội này cũng được triều nhà Lý kế tục. Lê Đại Hành còn tổ chức hội hoa đăng, hội đánh cá.
 

Nguyễn Đăng Thảo Ngân
28 tháng 10 2016 lúc 18:21

-Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về làng xã, theo tộc tục chia nhau cày cáy, nộp thuế và lao dịch cho nhà vua .Công tác thủy lợi và khai hoang =>nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển .Nghề trồng dâu và nuôi tằm khuyến khích.

Đào Thùy Trang
28 tháng 10 2016 lúc 19:52

- Về nông nghiệp : +Ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

+ Hằng năm vào mùa xuân, vua lê thường tổ chức lễ cày tịch điền tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng, đào vét kênh ngòi đc chú trọng.

Do đó nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

- Về thủ công nghiệp:+ Nhà nước cho xd 1 số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan và triều đình như: đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xd cung điện.

+ Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm...

- Về thương nghiệp: +Nhiều thuyền buôn nước ngoài đã đến đại cồ việt buôn bán. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng hình thành ở các địa phương

Quan hệ bang giao Việt - Tống đc thiết lập.

Chúc bạn học tốt.hihi

 

Huyền Ngọc
Xem chi tiết
Sen Phùng
29 tháng 11 2016 lúc 8:27

em tham khảo câu trả lời của các bạn theo link này nhé

/hoi-dap/question/118499.html

Cô sẽ bổ sung thêm ý nhận xét về kinh tế nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

Nhìn chung, Sự phát triển kinh tế, từ nông nghiệp cho đến công thương nghiệp, dưới thời Ngô - Đinh - Tiền Lê khá đều đặn và ngày càng đa dạng. Nó đã tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, củng cố nhà nước trung ương tập quyền, vừa nâng cao sức chiến đấu của nhà nước Đinh - Tiền Lê.

Korea Thang
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
8 tháng 11 2017 lúc 9:58


* Nông nghiệp
-Ruộng đất thuộc về làng xã theo tục chia ruộng cho nhau để cung cấp
- Khai khuẩn đất hoang , đào vét kênh mương
-> Nông nghiệp ổn định và phát triển
* Thủ công nghiệp
- Lập nhiều xưởng thủ công đúc tiền , rèn vũ khí , xây dựng cung điện chùa chiềng
- Các nghề thủ công cổ truyền : dệt lụa , làm đồ gốm , ... tiếp tục phát triển
* Thương nghiệp
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ hình thành
- Buôn bán với nước ngoài
* Nguyên nhân thành công
- Nhờ cai biện pháp khuyến nông đào kênh lễ cầu tịch điền
- Các nghề thủ công không bị sang Trung Quốc , đất nước độc lập

Nguyễn Thế Phong
8 tháng 11 2016 lúc 21:27

/hoi-dap/question/118499.html

bạn tham khảo ở link này nhé

Lê Trung Hiếu
2 tháng 11 2018 lúc 20:19

* Nông nghiệp
-Ruộng đất thuộc về làng xã theo tục chia ruộng cho nhau để cung cấp
- Khai khuẩn đất hoang , đào vét kênh mương
-> Nông nghiệp ổn định và phát triển
* Thủ công nghiệp
- Lập nhiều xưởng thủ công đúc tiền , rèn vũ khí , xây dựng cung điện chùa chiềng
- Các nghề thủ công cổ truyền : dệt lụa , làm đồ gốm , ... tiếp tục phát triển
* Thương nghiệp
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ hình thành
- Buôn bán với nước ngoài
* Nguyên nhân thành công
- Nhờ cai biện pháp khuyến nông đào kênh lễ cầu tịch điền
- Các nghề thủ công không bị sang Trung Quốc , đất nước độc lập

Đỗ Nguyễn Anh Quân
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
5 tháng 11 2019 lúc 20:29

* Nông nghiệp:

- Ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất.

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

* Thủ công nghiệp:

- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan: đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền,...

- Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,... Thời Đinh - Tiền Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

* Thương nghiệp:

- Thuyền buôn nước ngoài đã đến Đại cồ Việt buôn bán. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

- Quan hệ bang giao Việt - Tống được thiết lập. Nhân dân miền biên giới hai nước tiếp tục qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa