Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của tác giả nào? Nêu vài nét về tác giả.
Nêu vài nét nghệ thuật có trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
- Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.
- Mang nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Bài thơ được in trong tập “Đất và khát vọng” (1984). Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.
Bài 2: Trong bài tập đọc “ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” những câu thơ nào nói về nỗi vất vả của mẹ?
REFER
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi”. Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do”. Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được Bác Hồ.
TK
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi”. Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do”. Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được Bác Hồ.
tham khảo
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi”. Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do”. Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được Bác Hồ.
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có mấy khúc hát ru?
Nhà thơ đã thể hiện cảm nghĩ về người mẹ Tà Ôi trong ba khúc hát, tương đương với ba đoạn, ba khúc hát ru:
- Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội
- Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng
- Khúc thứ ba: khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
Hai bài thơ: " Khúc hát ru" và " Con cò" đều đề cặp đến tình mẹ con: ca ngợi tình mẫu tử, thông qua điệu hát ru, mỗi bài thơ lại có nội dung độc đáo riêng
+ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" : Tình mẫu tử gắn liền với tình yêu đất nước, dân tộc
+ "Con cò" : khai thác và phát triển hình tượng con cò trong ca dao, dân ca để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, sự trở che của người mẹ đối với con
+ Hai bài thơ trên với bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go: cuộc trò chuyện cùng mây và sóng, thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên và tình yêu thương mẹ thắm thiết.
Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ viết về những em bé của dân tộc nào?
A. Chăm
B. Ê- đê
C. Tà ôi
D. Ba-na
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru của những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy tìm biện pháp nghệ thuật trong câu thơ tên và nêu tác dụng của nó?
Các bạn giúp mình được ko
Tham khảo nha em:
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ cho em bé chính là mặt trời của mẹ, là động lực sống không thể thiếu của người mẹ. Nếu như mặt trời ở dòng đầu là mặt trời với nghĩa tả thực thì mặt trời ở dòng 2 là mặt trời ẩn dụ cho sự quan trọng không thể thiếu của con đối với mẹ.
Tham khảo nha bn:
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ cho em bé chính là mặt trời của mẹ, là động lực sống không thể thiếu của người mẹ. Nếu như mặt trời ở dòng đầu là mặt trời với nghĩa tả thực thì mặt trời ở dòng 2 là mặt trời ẩn dụ cho sự quan trọng không thể thiếu của con đối với mẹ.
qua hai bài thơ bếp lửa và khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm gia đình
Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh” rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.
Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.
Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.
mk sao chép trên google á
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.
Chúc bạn học tốt
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có cấu trúc như thế nào?
Bài thơ có cấu trúc trùng điệp: lặp lại lời và lặp câu. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu thơ: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ (....) và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi. Lặp nhịp: Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng 4/4. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru gần với loại hình âm nhạc. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.