Bài 4 : Chứng minh rằng a chia hết b thì |a| cũng chia hết cho |b|
Bài 3 : Cho x , y thuộc tập hợp số nguyên . Chứng minh rằng :
Nếu 5x + 47y chia hết cho 17 thì x + 6x cũng chia hết cho 17 và ngược lại
AI BIẾT LÀM BÀI NÀY CHỈ EM VỚI Ạ!! EM CẢM ƠN ❤
Chứng tỏ rằng:
a) Số có dạng aaa bao giờ cũng chia hết cho 37.
b) Số có dạng ab - ba ( a lớn hơn hoặc bằng b ) bao giờ cũng chia hết cho 9.
c) Với mọi số tự nhiên n thì tích ( n + 3 )( n + 6 ) luôn chia hết cho 2.
a) Ta có 111 chia hết cho 37 mà các số dạng aaa khi nào cũng chia hết cho 111 ⇒ Các số có dạng aaa luôn chia hết cho 37 (ĐPCM)
b) Ta có ab-ba=a.10+b-b.10-a=9.a-9.b=9.(a-b)
Vì 9 chia hết cho 9 ⇒ 9.(a-b) chia hết cho 9 ⇒ ab-ba bao giờ cũng chia hết cho 9 (ĐPCM)
c) Ta có 2 trường hợp n có hạng 2k hoặc 2k+1
+) Nếu n= 2k thì n+6 chia hết cho 2 ⇒ (n+3)(n+6) chia hết cho 2
+) Nếu n= 2k+1 thì n+3 chia hết cho 2 ⇒ (n+3)(n+6) chia hết cho 2
⇒ (n+3)(n+6) chia hết cho 2 với mọi n là số tự nhiên
a) \(\overline{aaa}=100a+10a+a=111a\)
mà \(111=37.3⋮37\)
\(\Rightarrow\overline{aaa}⋮37\left(dpcm\right)\)
b) \(\overline{ab}-\overline{ba}=10a+b-10b-a=9a-9b=9\left(a-b\right)⋮9\left(a\ge b\right)\)
\(\Rightarrow dpcm\)
MN CHỈ GIÚP EM BÀI NÀY VỚI Ạ!! EM CẢM ƠN❤
Chứng minh rằng:
a) 10^10 - 1 chia hết cho 9
b) 10^9 + 2 chia hết cho 3
c) Tổng hai số chẵn liên tiếp không chia hết cho 4
d) Tích của 2 số tự nhiên liên tiếp bao giờ cũng là 1 số chẵn
e) Tích hai số chẵn liên tiếp chia hết cho 8
BÀI NÀY DÀI MONG MN GIÚP EM Ạ!!
a) Ta có:
\(10^{10}=10...0\Rightarrow10^{10}-1=10..0-1=9..99\)
Nên \(10^{10}-1\) ⋮ 9
b) Ta có:
\(10^{10}=10...0\Rightarrow10^{10}+2=10..0+2=10..2\)
Mà: \(1+0+0+...+2=3\) ⋮ 3
Nên: \(10^{10}+2\) ⋮ 3
Bài 1: Chứng minh rằng
a)a^5-a chia hết cho5
b) n^3+6n^2+8n chia hết cho 48 với mọi n chẵn
c) Cho a là số nguyên tố hớn hơn 3. CMR a^-1 chia hết cho 24
d) Nếu a+b+c chia hết cho 6 thì a^3+b^3+c^3 chia hết cho 6
e)2009^2010 không chia hết cho 2010
f) n^2+7n+22 không chia hết cho 9
1, biết a-b chia hết cho 6 chứng minh rằng các biểu thức sau cũng chia hết cho 6
a ,a+5b b, a+7b. c, a-13b
Cho a, b là số tự nhiên. Chứng minh nếu 5a+ 3b và 13a+ 8b chia hết cho 2012 thì a và b cũng chia hết cho 2012
Ta có:5a+3b và 13a+8b chia hết cho 2012
=>2(13a+8b)-5(5a+3b) chia hết cho 2012
=>26a+16b-25a-15b chia hết cho 2012
=>a+b chia hết cho 2012
=>8a+8b chia hết cho 2012
=>(13a+8b)-(8a+8b) chia hết cho 2012
=>5a chia hết cho 2012
Mà (5,2012)=1
=>a chia hết cho 2012
Mặt khác a+b chia hết cho 2012
=>b chia hết cho 2012
Vậy a và b chia hết cho 2012(đpcm)
5a +3b chia hết cho 2012=>8 ."5a +3b"chia hết cho 2012 =>40a +24b chia hết cho 2012
13a +8b chia hết cho 2012=>3 "13a+8b" chia hết cho 2012=>39a+24b chia hết cho 2012
=>40a +24b- "39a+24b" chia hết cho 2012+> a chia hết cho 2012
5a +3b chia hết cho 2012=>13"5a+3b' chia hết cho 2012 =>65a+39b chia hết cho 2012
13a+8b chia hết cho 2012 =>5"13a+8b"chia hết cho 2012=>65a+40b chia hết cho 2012
=> 65a +40b - "65a+39b"chia hết cho 2012=>b chia hết cho 2012
Vậy .....
chứng minh rằng :
a) Nếu (abc - deg) chia hết cho 1 thì abcdeg chia hết cho 13
b) Nếu abc chia hết cho 7 thì (2a + 3b +c) chia hết cho 7
ai làm được mình tích cho
chứng minh rằng
a) a.b .(a+b) luôn chia hết cho 2
b) nếu a+b ko chia hết cho 2 thì tích a x b chia hết cho 2
a) Nếu một trong hai số a và b là chẵn thì => a . b . ( a + b ) là một số chẵn => chia hết cho 2
Nếu cả hai số a và b đều là số lẻ => a + b là một số chẵn = > a . b . ( a + b ) là một số chẵn => chia hết cho 2
Nếu cả hai số a và b đều là số chẵn => a . b . ( a + b ) là một số chẵn => chia hết cho 2
Vậy với mọi trường hợp thfi a . b . ( a + b ) luôn chia hết cho 2
( đpcm )
b) Để a + b không chia hết cho 2 => hai số a và b không cùng tính chẵn lẻ => thì một trong hai số là số chẵn
Khi một trong hai số a và b là chẵn thì tích a x b cũng sẽ là một số chẵn => a x b chia hết cho 2
Vậy nếu a + b không chia hết cho 2 thi tích a x b chia hết cho 2
( đpcm )
Cho a,b thuộc N.Chứng tỏ rằng nếu 5a+3b và 13a+8b cùng chia hết cho 2012 thì a và b cũng chia hết cho 2012