Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 7 2019 lúc 2:28

Đáp án A

Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản, nền công nghiệp của đất nước hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Đây chính là thách thức nội tại trong quá trình phát triển công nghiệp của Nhật Bản.

linh Hoàng
Xem chi tiết
lạc lạc
10 tháng 3 2022 lúc 15:39

Phát triển các ngành cần nhiều khoáng sản.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 11 2018 lúc 13:33

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010.

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010

 b) Nhận xét

- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm -thủy sản.

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm -thủy sản giảm liên tục từ năm 1990 đến năm 2005 từ 2,1% (năm 1990) xuống còn 1,2% (năm 2005), giảm 0,9% và sau đó ổn định ở mức 1,2% (năm 2010).

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm liên tục từ 37,5% (năm 1990) xuống còn 27,4% (năm 2010), giảm 10,1%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 60,4% (năm 1990) lên 71,4% (năm 2010), tăng 11,0%.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 12 2018 lúc 6:40

Đáp án C

Những hạn chế và khó khăn ở Nhật Bản bao gồm:

– Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.

–  Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.

–  Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…

– Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 9 2017 lúc 16:53

Đáp án B

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 12 2018 lúc 16:08

Đáp án A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 2 2018 lúc 6:02

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010

+ Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 5495 3104 = 1 , 33   đvbk

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010

 

b) Nhận xét

- Trong cơ câú tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 2,1% xuống còn 1,2%, giảm 0,9%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 37,5% xuống còn 27,4%, giảm 10,1%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 60,4% lên 71,4%, tăng 11,0%.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 5 2017 lúc 16:08

a) Tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

 c) Nhận xét

* Tình hình xuất nhập khẩu

Giai đoạn 1990 - 2004:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).

+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).

+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).

+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

* Cơ cấu xuất nhập khấu

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).

- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.

+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.

+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 6 2017 lúc 3:40

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục từ 610,4 tỉ USD (năm 1990) lên 1601,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 991,3 tỉ USD (tăng gấp 2,63 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 319,3 tỉ USD (năm 1990) lên 833,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 514,4 tỉ USD (tăng gấp 2,61 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 291,1 tỉ USD (năm 1990) lên 768,0 tỉ USD (năm 2010), tăng 476,9 tỉ USD (tăng gấp 2,64 lần).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.

- Giá trị cán cân xuất nhập khẩu tăng từ 28,2 tỉ USD (năm 1990) lên 65,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 37,5 tỉ USD (tăng gấp 2,33 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng).