Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 9 2019 lúc 4:53

Tác giả là người am hiểu về phong tục tập quán, đời sống của “người đồng mình”.

Nhà thơ đã vẽ lên khung cảnh sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của dân tộc mình. Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.

    + Đan lờ cài nan hoa: hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của bàn tay những chàng trai, cô gái Tây, nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ.

    + Vách nhà ken câu hát là câu thơ đầy chất thơ mộng, đây là những yếu tố văn hóa phi vật thể.

Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.

Hạnh Minh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
6 tháng 4 2022 lúc 21:23

Tham khảo:

Ngôn ngữ đậm đà màu sắc miền núi, những hình ảnh cụ thể giàu sức gợi cảm, Y Phương đã mở ra trước mắt người đọc cuộc sống lao động cần cù, vui tươi của người đồng mình qua hai câu “đan lờ…câu hát”

Câu 1: (cuộc sống lao động) Lờ là dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Từ những thanh tre, thanh nứa họ tạo ra những chiếc lờ thật đẹp đẽ tựa những những bông hoa. Người đồng mình không chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn khéo léo, tài hoa. Chính công việc ấy đã tạo nên vẻ đẹp cho người lao động.

Câu 2: (cuộc sống vui tươi) Vách nhà không chỉ được ken bằng tre bằng nứa mà còn đầy ắp những câu hát. Cho ta thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời của người đồng mình. Các động từ “cài, ken” đi kèm danh từ “nan hoa, câu hát” vừa diễn tả động tác khéo léo của người lao động, vừa cho thấy cuộc sống tràn ngập niềm vui.

=> Người đồng mình yêu lao động, yêu cái đẹp và biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên vui tươi, vậy nên, trong nhà họ lúc nào cũng vang câu hát.

Bphuongg
6 tháng 4 2022 lúc 21:25

Tham khảo :

Ngôn ngữ đậm đà màu sắc miền núi, những hình ảnh cụ thể giàu sức gợi cảm, Y Phương đã mở ra trước mắt người đọc cuộc sống lao động cần cù, vui tươi của người đồng mình qua hai câu “đan lờ…câu hát”

Câu 1: (cuộc sống lao động) Lờ là dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Từ những thanh tre, thanh nứa họ tạo ra những chiếc lờ thật đẹp đẽ tựa những những bông hoa. Người đồng mình không chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn khéo léo, tài hoa. Chính công việc ấy đã tạo nên vẻ đẹp cho người lao động.

Câu 2: (cuộc sống vui tươi) Vách nhà không chỉ được ken bằng tre bằng nứa mà còn đầy ắp những câu hát. Cho ta thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời của người đồng mình. Các động từ “cài, ken” đi kèm danh từ “nan hoa, câu hát” vừa diễn tả động tác khéo léo của người lao động, vừa cho thấy cuộc sống tràn ngập niềm vui.

=> Người đồng mình yêu lao động, yêu cái đẹp và biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên vui tươi, vậy nên, trong nhà họ lúc nào cũng vang câu hát.

Khang 12.Nguyễn Hữu Vĩnh
1 tháng 6 lúc 23:25

Tham khảo :

Ngôn ngữ đậm đà màu sắc miền núi, những hình ảnh cụ thể giàu sức gợi cảm, Y Phương đã mở ra trước mắt người đọc cuộc sống lao động cần cù, vui tươi của người đồng mình qua hai câu “đan lờ…câu hát”

Câu 1: (cuộc sống lao động) Lờ là dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Từ những thanh tre, thanh nứa họ tạo ra những chiếc lờ thật đẹp đẽ tựa những những bông hoa. Người đồng mình không chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn khéo léo, tài hoa. Chính công việc ấy đã tạo nên vẻ đẹp cho người lao động.

Câu 2: (cuộc sống vui tươi) Vách nhà không chỉ được ken bằng tre bằng nứa mà còn đầy ắp những câu hát. Cho ta thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời của người đồng mình. Các động từ “cài, ken” đi kèm danh từ “nan hoa, câu hát” vừa diễn tả động tác khéo léo của người lao động, vừa cho thấy cuộc sống tràn ngập niềm vui.

=> Người đồng mình yêu lao động, yêu cái đẹp và biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên vui tươi, vậy nên, trong nhà họ lúc nào cũng vang câu hát.

UZUMAKI NARUTO
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 2 2023 lúc 21:20

1. Đặc điểm: thơ tự do giúp cho cách diễn đạt rõ ràng không bị gò bó

2. Nét độc đáo qua việc sử dụng:

+ từ ngữ: "chân phải", "thô sơ da thịt", "tự đục đá", "nhỏ bé" thể hiện lên sự cốt yếu luôn hướng tới cha, chỉ đến việc nhắc nhở con cần nghe theo cha bảo. Niềm tự hào của cha về tính cách "xa nuôi chí lớn" "không lo cực nhọc" của đồng bào mình sống khổ cực/

+ hình ảnh: "người đồng mình", "đá", "thung", "sông", "suối", "thác", "đường" thể hiện sự chân thực và tình cảm thân thương giữa mọi người với nhau. Gợi không gian hoang dã nói lên cuộc sống đơn giản còn nhiều gian lao của người dân.

=> Sự cảm thông, yêu thường "người đồng mình"

+ biện pháp tu từ: ẩn dụ "không bao giờ nhỏ bé được" và "người đồng mình" thể hiện suy nghĩ của tg về những người dân ta không bao giờ chịu sống thấp hèn về phẩm chất của mình. So sánh "sống như sông như suối", điệp ngữ "sống" nói lên cái đẹp đẽ về tính cách sống không ngại khổ ngại làm. 

=> Qua đó làm cho câu thơ hấp dẫn nhưng vẫn súc tích ngắn gọn. Đồng thời thể hiện cái đẹp của con người VN.

3. Cảm nhận:

- Người cha có những tình cảm đầy chân thực, sâu sắc dành cho người đồng mình. 

- Tình cảm thiêng liêng, rộng lớn được người cha thể hiện qua lời dạy con dịu dàng âu yếm.

- Đó là tình cảm mà không một đứa con nào được chối từ.

Hùng Nguyễn
Xem chi tiết
Hùng Nguyễn
15 tháng 4 2019 lúc 22:54

Giúp mich vs ạ

Phan Hoàng Bách
25 tháng 11 2021 lúc 19:53

1 + 2 = ?

hả các anh lớp cao nhắc em

Khách vãng lai đã xóa
Super Idol
Xem chi tiết
nhi kiều
Xem chi tiết
18.Dương Hồng Mến
Xem chi tiết
Hương Kieu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 4 2022 lúc 6:31

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Y Phương [1948] là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở Trùng Khánh – Cao Bằng.

- Là một nhà thơ chiến sĩ. Thơ ông cuốn hút người đọc bằng vẻ đẹp vừa chất phác, mộc mạc, vừa mạnh mẽ, trong sáng. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ của ông in đậm dấu ấn tư duy hồn nhiên và lối nói rất giàu hình ảnh của người miền núi.

Tác phẩm:

- Bài thơ ra đời vào năm 1980, khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng còn vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Từ hiện thực ấy, Y Phương viết bài thơ này để bày tỏ tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; để tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này.

- Bài thơ in trong tập: Thơ Việt Nam 1945 – 1975.

2. Phân tích

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:

“Chân phải bước tới cha

Hai bước tới tiếng cười”

+ Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải/ chân trái/ một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là hình ảnh con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.

+ Thủ pháp liệt kê “tiếng nói/cười”, “tới cha/mẹ” gợi hình ảnh em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lệ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha, người mẹ.

ð  Qua lối miêu tả giản dị, người cha muốn nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.

ð  Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết “tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha.

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

 …Con đường cho những tấm lòng”

“Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản -> mang đến tình yêu quê hương xứ sở.

+ Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế; gợi tâm hồn phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.

+ Thủ pháp nhân hóa: “rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

ð  Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

- Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

“Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”: vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.

+ Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.

- Nghệ thuật

+ Ngôn ngữ giản dị.

+ Hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi.

+ Giọng điệu ân cần, tha thiết.

3. Đánh giá  chung

Phạm Linh
Xem chi tiết