Đọc bài văn Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 119 - 120), thực hiện các yêu cầu sau
Đọc bài văn Công nhân sửa đường (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 150), thực hiện các yêu cầu sau :
a) Xác định các đoạn của bài văn. Nêu nội dung chính của từng đoạn :
Các đoạn | Nội dung chính của từng đoạn |
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến ... "Loang ra mãi. ” | - Tả bác Tâm đang vá đường. |
- Đoạn 2: Mảnh đường hình chữ nhật... khéo như vá áo ấy ! | - Tả thành quả lao động của bác Tâm. |
- Đoạn 3: Bác Tâm đứng lên ... rạng rỡ khuôn mặt bác. | - Tả bác Tâm đứng trước đoạn đường đã vá xong. |
b) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn :
Tay phải cẩm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh.
- Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Bác Tâm đứng lên, vươn vươn mấy cái liền
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới (trang 150 sgk Tiếng Việt 5, tập một):
a) Xác định các đoạn của bài văn.
b) Nêu nội dung chính của từng đoạn.
c) Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn.
a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:
- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".
- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.
- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."
- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.
c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:
- tay phải cầm búa
- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng
- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau
- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng
- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười
Đọc đoạn văn trong Tiếng Việt 5, tập một, trang 115 và thực hiện yêu cầu ở dưới
a) Phân biệt nghĩa các cụm từ: Khu dân cư : khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt. Khu sản xuất : khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. Khu bảo tồn thiên nhiên : khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
Đọc bài văn và trả lời câu hỏi (trang 119 sgk Tiếng Việt 5, tập một):
1. Xác định phẩn mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào.
2. Ngoại hình của A Cháng có những đặc điểm gì nổi bật?
3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
4. Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.
5. Từ bài văn trên, nhân xét về cấu tạo của bài văn tả người.
1. Từ đầu đến "Đẹp quá".
- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.
2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...
4. - Câu văn cuối là phần kết bài.
- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Đọc mẩu chuyện về cuộc tranh luận của Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 93 - 94), thực hiện lần lượt các yêu cầu sau
a) Ghi lại tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật:
b) Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn :
Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau :
a) Viết câu văn tả bao quát cái trống :
b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:
Viết thêm phần mở bài
Viết thêm phần kết bài
a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: - Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.
+ Viết thêm phần mở bài: - Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.
- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.
+ Viết thêm phần kết bài: - Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.
- Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.
Đọc bài văn sau (bài Hạng A Cháng ở SGK, trang 119 - 120) và trả lời câu hỏi:
Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào.Ngoại hình của A Cháng có những điếm gì nổi bậtQua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo cua bài văn tả người.
1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!
- Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.
2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:
- Ngực nở vòng cung.
- Da đỏ như lim.
- Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
- Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.
4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.
- Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:
a) Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Đọc mẩu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng” (sách Tiếng Việt 5 tập một, trang 171), thực hiện các yêu cầu sau :
a) Viết lại một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến có trong mẩu truyện.
b) Ghi lại những dấu hiệu của mỗi kiểu câu nói trên.
Kiểu câu | Ví dụ | Dấu hiệu |
Câu hỏi | Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ ? | Câu dùng để hỏi điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi. |
Câu kể | Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. | Câu dùng để kể sự việc. Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm. |
Câu cảm | Thế thì đáng buồn quá | - Câu bộc lộ cảm xúc - Cuối câu có dấu chấm than. - Trong câu có các từ: quá, đâu. |
Câu khiến | Em hãy cho biết đại từ là gì. | Câu nêu yêu câu, đề nghị. Trong câu có từ “hãy". |
Câu 4 (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bài 3 yêu cầu đọc văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ Văn 10, tập một?
- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật
- Khác nhau:
+ Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng
+ Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau
+ Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước
- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật.
- Khác nhau:
+ Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng.
+ Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau.
+ Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước.