Những câu hỏi liên quan
Đức Anh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
2 tháng 1 2020 lúc 14:04

1. Nội dung và nghệ thuật Sống chết mặc bay

- Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện gay cấn, kịch tính.

+ Nghệ thuật tăng tiến, tương phản.

- Nội dung: Lên án gay gắt tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với tình cảnh nghìn sâu muôn thảm của người dân do thiên tai và do những tên cầm quyền vô trách nhiệm gây nên.

2. CN: Huy

VN: học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô vui lòng.

Trong VN có: CN: cha mẹ và thầy cô. VN: vui lòng.

-> Câu mở rộng thành phần VN.

CN: Một bàn tay

VN: đập vào vai khiến hắn giật mình.

Trong đó: CN: hắn; VN: giật mình.

-> Câu mở rộng thành phần VN.

3. Câu tục ngữ để lại bài học về sự chăm chỉ, cần cù.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đông Wizard
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 5 2018 lúc 20:06

Câu 9

Giá trị của bài ' Sống chết mặc bay " : Sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cơ cực của người dân và cuộc sống sa hoa, sung sướng mặc kệ với cuộc sống tính mạng của nhân dân của bọn cầm quyền mà đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú

Giá trị nhân đạo : Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống cơ cực của người dân do thiên tai và sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến mà đứng đầu là tên quan phủ độc ác

Bình luận (0)
Thùy Linh
15 tháng 5 2018 lúc 13:13

Câu 10 :

a, Huy / học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô / vui lòng.

b, Bỗng , một bàn tay / đập vào vai khiến hắn / giật mình.

Bình luận (0)
Đức Anh
Xem chi tiết
Trần Gia Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Liên
15 tháng 6 2021 lúc 20:25

Bài làm

Câu 1 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi / khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

            CN                                VN 

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai / khiến hắn giật mình.

                   CN                                      VN

Câu 2 (5đ): Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

= > Trên hành trình đến với thành công, chúng ta luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Khi đó thì câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” chính là lời khuyên quý giá dành cho mỗi người.

Từ một hình ảnh có thật trong cuộc sống nói đến công việc rèn kim loại. Người thợ có thể rèn một thanh sắt thô sơ, to lớn thành một cây kim nhỏ bé, sắc bén. Cũng giống như con người nếu chịu khó học tập, rèn luyện sẽ trở thành một con người thành công, có ích cho xã hội. Bên cạnh “Có công mài sắt có ngày nên kim”, còn có rất nhiều câu với lời khuyên như trên như: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Thua keo này, bày keo khác”...

Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều tấm gương chứng minh cho câu tục ngữ trên. Bên cạnh những cái tên đã quá quen thuộc như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhà bác học Lương Đình Của, nhà văn Mai Xuân Thưởng. Thì ở hiện tại, thế hệ trẻ cũng xứng đáng với những người đi trước. Đó là Nguyễn Sơn Lâm - do ảnh hưởng của chất độc màu da cam để lại sau chiến tranh, anh đã bị dị tật ở hệ xương khiến chân tay mềm yếu. Những bằng ý chị, nghị lực phi thường và ước mơ cháy bỏng, anh đã vượt qua hạn chế của bản thân để đạt được thành công của riêng mình. Đặc biệt hơn là hình ảnh một chàng cao chưa đầy 90cm chinh phục nóc nhà Đông Dương, đỉnh Phan-xi-păng trên đôi nạng gỗ… Hay câu chuyện về “cô gái xương thủy tinh” - Nguyễn Phương Anh. Trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent 2011), Nguyễn Phương Anh đã bất ngờ lọt vào vòng chung kết. Dù không đạt giải, nhưng hình ảnh một cô gái nhỏ bé, với nghị lực phi thường đã để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng mọi người. Cô còn được sang Australia du học với học bổng toàn phần của Đại học Curtin. Cô là một trong những thí sinh xuất sắc đạt số điểm IELTS 8.0…

Có thể khẳng định rằng, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần chúng ta kiên trì rèn luyện thì có thể hoàn thiện bản thân, tiến gần đến thành công. Bản thân một học sinh như tôi, câu tục ngữ này đã giúp tôi ý thức được việc tích cực học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên đúng đắn. Mọi sự kiên trì sẽ đem đến những thành quả tốt đẹp cho con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Câu 1

a. Huy / học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

    CN                          VN

b. Bỗng /, một bàn tay / đập vào vai khiến hắn giật mình.

                      CN                       VN

Câu 2

Câu tục ngữ để lại bài học về sự cần cù và chăm chỉ

Đúng k mik nha!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Nguyễn Minh Anh
15 tháng 6 2021 lúc 20:30

Câu 1:

a)- Huy/ học giỏi

   - Cha mẹ và thầy cô/ vui lòng

b)- Hắn/ giật mình (câu này mik ko chắc)

 Câu 2:

Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.

Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.

Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.

Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.

Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.

Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.

Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.

Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.

Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:

                                                             “Không có việc gì khó

                                                             Chỉ sợ lòng không bền

                                                             Đào núi và lấp biển

                                                            Quyết chí ắt làm nên”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 4 2017 lúc 16:46

Đáp án

Huy học giỏi// khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

    CN                                     VN

Bình luận (0)
Jang Hyeon Yeong
Xem chi tiết
Șáṭ Ṯḩầɳ
19 tháng 9 2017 lúc 21:32

đổi 3kg = 30N

các lực tác dụng vào vật là :

- trọng lực ( lực hút của trái đất )

- lực nâng của bàn

b) lực giữ của bàn cân bằng với trọng lực tác dụng vào vật nên vật mới đứng yên D F = 30N = 15N

Bình luận (0)
Jang Hyeon Yeong
20 tháng 9 2017 lúc 14:06

Bạn ơi, mình long nhìn thấy hình được.

Bình luận (1)
Cô nàng Song Ngư
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
5 tháng 12 2017 lúc 19:37

Phía sau nhà tôi là một vườn rau nhỏ nhắn, xanh tươi. Nhờ vào bàn tay cần cù chăm bón của mẹ tôi mà vườn rau xanh tốt quanh năm, mùa nào thức ấy.
Đó là một khoảnh đất mỗi bề dài chừng năm thước rào kín bốn phía chỉ chừa cửa đi lại.
Xung quanh là hàng rào tre cắm xiên hình mắt cáo. Trên đó, dây lá mồng tơi bò phủ lên xanh mướt. Cuối vườn, mặt giáp ao cũng có cửa tre thông với cầu ao. vườn phân thành bốn ô với nhiều luống nhỏ ngang dọc. Giữa các ô là lối đi lại.
Trong vườn lúc này, các thứ rau quả đều đang độ non tươi. Tờ ngoài vào lá là những luống cải ngọt vươn cao lá xanh tròn loăn xoăn, bẹ to trắng nõn. Bên cạnh là bắp cải lá dầy dặn cồm cộm đường gân ôm chặt lấy nhau, cuộn tròn nhau lại như quả bóng.Trông đến là ngộ.
Qua các luống cải là đến các luống hành. Từng cọng hành to như chiếc đũa, mơn mởn một màu xanh, tua tủa đâm thẳng lên trời.
Trong cùng, mẹ tôi trồng các thứ rau quả làm gia vị: đâu chừng năm bảy bụi gừng, cây lá xanh um, ba bốn cây ớt trái sai chín đỏ nặng trĩu trịt đầy cành. Rồi cả ngò gai, rau quế, rau tần, cần tàu, cần nước,…mỗi thứ đều có một dáng vẻ riêng nhưng thứ nào cũng tươi tốt xanh non.

Bình luận (0)
Không Cần Tên
24 tháng 12 2017 lúc 19:57

"Tôi sống tại Hà Nội cùng gia đình từ nhỏ.Gia đình tôi gồm ba thành viên:Tôi,bố tôi và mẹ tôi.Bố tôi là Đoàn Văn A,hiện đang là kĩ sư tại .....Mẹ tôi là Cao Tuyết B,..tuổi,hiện làm nội trợ .Bố mẹ đều rất yêu thương tôi,chăm lo cho tôi.Cả nhà tôi sống hạnh phúc trong một căn nhà nhỏ trên mặt đường AB .Tôi rất yêu gia đình tôi.Tôi mong bố mẹ tôi lúc nào cũng khỏe mạnh,công việc thuân lợi.Còn tôi,tôi tự hứa sẽ cố gắng chăm ngoan ,học giỏi.

DT:Bố;mẹ;tôi;kĩ sư;gia đình...

Cụm DT:Ba thành viên;một căn nhà nhỏ trên mặt đường AB.

Bình luận (0)
Cute Girl
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hồng
21 tháng 5 2017 lúc 13:46

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc nêu trong câu.

Bình luận (0)
Long Phương Thảo
21 tháng 5 2017 lúc 13:57

bài này có liên quan đến toán học đâu ,làm nhiều thì các bạn bị trừ điểm đấy

Bình luận (0)
TRỊNH ANH TUẤN
21 tháng 5 2017 lúc 14:02

................ ph­ương tiện , cách thức ...........

NẾU AI THẤY CÂU MÌNH LÀM LÀ ĐÚNG THÌ HÃY ỦNG HỘ NHÉ

Bình luận (0)
đinh nguyễn bảo ngọc
Xem chi tiết