Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 11 2018 lúc 11:08
Người ta là hoa đất Vẻ đẹp muôn màu Những người quả cảm
Tài giỏi, tài tình, tài năng, tài nghệ, tài hoa, tài ba, tài đức... Rực rỡ, tươi đẹp, tươi xinh, xinh đẹp, rạng rỡ, xinh xắn, tươi tắn Gan dạ, dũng cảm, quả cảm, anh hùng, gan góc, gan lì, can đảm, dũng mãnh...
Trần Ngọc Hương Quỳnh
Xem chi tiết
hải đăng 198
21 tháng 5 2023 lúc 16:13

chịu

Trần Đình Hoàng Quân
26 tháng 5 2023 lúc 11:28

lap bang thong ke cac tu ngu da hoc o nhung tiet mo rong von tu trong chu diem kham pha the gioi hoac tinh yeu cuoc song?

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 9 2019 lúc 10:55

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 6 2019 lúc 10:50

Soạn Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 4 2018 lúc 9:28

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch:

- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch : Lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, bóng, lưới, vợt, quả cầu, thiết bị nghe nhạc, đồ ăn, nước uống, ...

- Phương tiện giao thông : Ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, bến xe, bến tàu, xe máy, xe xích lô, bến phà, vé tàu, vé xe, sân bay.

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch : Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tua du lịch.

- Địa điểm tham quan, du lịch : Bãi biển, đền, chùa, công viên, thác nước, bảo tàng, di tích lịch sử.

- Tục ngữ :

   Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Hoạt động thám hiểm :

- Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm : La bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa.

- Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua : Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết mưa, gió, sóng thần.

 

- Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm : Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó ngại khổ.

Tình yêu cuộc sống

- Những từ có tiếng lạc(lạc nghĩa là vui, mừng) : Lạc quan, lạc thú...

- Những từ phức chứa tiếng vui : Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui sướng, vui lòng, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ, vui vui, vui tính.

- Từ miêu tả tiếng cười : Cười khanh khách, cười rúc rích, cười hi hi, cười ha ha, cười sằng sặc, cười sặc sụa, cười hơ hớ, cười hì hì, cười hi hí.

- Tục ngữ :

   Nhờ trời mưa thuận gió hoà

   Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau.

   Chim, gà, cá, lợn, cành cau

   Mùa nào thức ấy giữ màu quê hương

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 11 2019 lúc 17:03
Chủ điểm Từ ngữ Thành ngữ, tục ngữ
Người ta là hoa đất

M : tài năng, tài giỏi, tài hoa, tài nghệ, tài ba, tài đức,...

- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe : tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát,...

- Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh : vạm vỡ, lực lưõng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,...

M: Người ta là hoa đất

- Nước lã mà vã nên hồ

- Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

- Nhanh như cắt

Vẻ đẹp muôn màu

- Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : xinh đẹp, tài giỏi, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, tươi tấn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha...

- Thể hiện tâm hồn, tính cách con người : thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân tình, thẳng thắn, - Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật : tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ,

- Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người: : xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha,...

- Từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả

M : Đẹp người đẹp nết

- Mặt tươi như hoa

- Chữ như gà bới

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Những người quả cảm M : dũng cảm, gan dạ, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược...

- Vào sinh ra tử

- Gan vàng dạ sắt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2017 lúc 8:16

a)

– Đoạn mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

– Cách mở bài : gián tiếp

– Đoạn kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.

– Cách kết bài : mở rộng

b)

– Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.

– Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:39

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời

tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:

Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp

thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật

mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Từ láy

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau.

Ví dụ:

- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.

- Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn.

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,

gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người

ta giật mình.

=> Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn.

Khúc nhạc tâm hồn

Nói giảm nói tránh

Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây

cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi! – Tố Hữu)

- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.

Nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Ví dụ:

- Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo

viên.

Nhân hóa

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị

những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ

- Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.

- Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với!

Điệp từ

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một

cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Ví dụ

Điệp ngữ cách quãng:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ

Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất…

Cội nguồn yêu thương

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường

đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Ví dụ

- Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít.

- Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập.

- Bóng của hai người bạn in trên con đường dài.

Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ

- Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách.

- Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi.

Giai điệu đất nước

Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau.

Ví dụ

- Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn.

- Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ.

So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng

sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

+ Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

+ Cô giáo em hiền như cô tiên.

Màu sắc trăm miền

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác

với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.

Ví dụ

- VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích

Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này.

- VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp

Bố thường bảo với tôi rằng:

- Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu

thương mọi người.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Ví dụ

- U (mẹ), mô (đâu), tía (cha).

Mai Trọng Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
8 tháng 1 2022 lúc 8:30

Câu 1: C

Câu 2: 

Động từ: nở,cho

Tính từ: rực rỡ, tưng bừng