Hãy cho biết sự khác nhau về các cấu tử (các hạt tạo nên tinh thể) trong tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
Hãy cho biết sự khác nhau về liên kết hoá học trong các tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.
Trong tinh thể ion, liên kết giữa các ion là liên kết ion.
Trong tinh thể nguyên tử, liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hoá trị.
Trong tinh thể phân tử, liên kết giữa các phân tử là tương tác yếu, được gọi là tương tác giữa các phân tử.
Hãy cho biết sự khác nhau về tính chất giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.
Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hoá trị rất mạnh. Vì vậy, các nguyên tử liên kết với nhau một cách chặt chẽ, do đó tinh thể nguyên tử rất bền, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, các tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Các tinh thể nguyên tử rất khó hoà tan trong các dung môi khác nhau. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử không phân cực dễ hoà tan trong các dung môi không phân cực. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử phân cực dễ hoà tan trong các dung môi phân cực.
Tinh thể nguyên tử được cấu tạo từ các ion, nguyên tử hay phân tử ?
Tinh thể nguyên tử được cấu tạo từ những nguyên tử.
Tinh thể phân tử được cấu tạo từ các ion, nguyên tử hay phân tử ?
Tinh thể phân tử được cấu tạo từ những phân tử.
Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion)
A. dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng
B. đứng yên tại những vị trí xác định
C. chuyển động hỗn độn không ngừng
D. chuyển động trên quỹ đạo tròn xung quanh một vị trí xác định
Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng
Đáp án: A
Cho các phát biểu sau:
(1) Tinh thể I2 là tinh thể phân tử.
(2) Tinh thể H2O là tinh thể phân tử.
(3) Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu.
(4) Liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử là liên kết mạnh.
(5) Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, khá rắn vì liên kết cộng hóa trị trong các hợp chất ion rất bền vững.
(6) Kim cương là một dạng thù hình của cacbon.
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Chọn đáp án B
(1) Tinh thể I2 là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10.
(2) Tinh thể H2O là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10.
(3) Sai. Là liên kết mạnh
(4) Sai. Là liên kết yếu
(6) Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Đúng theo SGK lớp 10.
Cho các phát biểu sau:
(1) Tinh thể I2 là tinh thể phân tử.
(2) Tinh thể H2O là tinh thể phân tử.
(3) Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu.
(4) Liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử là liên kết mạnh.
(5) Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, khá rắn vì liên kết cộng hóa trị trong các hợp chất ion rất bền vững.
(6) Kim cương là một dạng thù hình của cacbon.
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Chọn đáp án B
(1) Tinh thể I2 là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10.
(2) Tinh thể H2O là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10.
(3) Sai. Là liên kết mạnh
(4) Sai. Là liên kết yếu
(6) Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Đúng theo SGK lớp 10.
Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsBr; CsCl.
Tinh thể nguyên tử: Kim cương.
Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.
đơn chất magnesium và đơn chất chlorine phản ứng với nhau tạo thành hợp chất magnesium chloride ,là hợp chất có cấu trúc tinh thể vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong hợp chất MgCl2 từ các nguyên tử Mg và Cl . Cho biết số proton trong hạt nhân của Mg là 12 và của Cl là 17
*chỉ vẽ sơ đồ thôi bạn nhỉ?