Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 6 2017 lúc 4:04

Hướng dẫn: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C

Phạm Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
lạc lạc
7 tháng 1 2022 lúc 8:19

A. ĐÔNG bắc

*•.¸♡HΔIRIΣ♪ΨURҜISΔ℠
7 tháng 1 2022 lúc 8:20

Sách để làm gì?

A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 1 2017 lúc 13:34

Gió mùa tây bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibi ở phương Bắc (Liên Bang Nga), do hình thành trên lục địa và ở vĩ độ cao lên có tính chất lạnh khô. Gió này trước khi thổi đến Nhật Bản đã đi qua vùng biển Nhật Bản được tăng cường thêm độ ẩm. Vì thế khi di chuyển đến Nhật Bản đã gây mưa cho khu vực này.

Đáp án cần chọn là: A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 1 2019 lúc 16:40

Đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (sgk Địa lí 12 trang 45)

=> Chọn đáp án B

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 6 2018 lúc 3:06

Chọn: D.

Do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có lưu lượng (khoảng 839 tỉ m3/năm) và hàm lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn.

Mi Midori
Xem chi tiết
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:09

1. 

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 



 

Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:11

 

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. ... Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.

 

Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.

Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác :

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.

-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:11

2. 

 Nói địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa; chịu tác động  mạnh mẽ  của con người, vì:


 
– Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ  của môi trường nhiệt  đới gió mùa  ẩm:

+  Đất, đá bị phong hoá mạnh mẽ.

Mgid
Mgid

Tin vui cho những ai bị hôi nách dùng ngay thứ này khỏi đến già
Navin

Dấu hiệu của bệnh trĩ và cách đề phòng
Kiến Thức Đông Y

Làm điều này ngày 2 lần - thoát vị đĩa đệm sẽ cải thiện
Cốt Thoái Vương
+ Các khối núi bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực.

+ Đá vôi hoà tan tạo nên địa hình Các-xtơ nhiệt đới  độc đáo với nhiều hang động rộng lớn, kì vĩ… trên bề mặt  địa hình thường có rừng cây che phủ rậm rạp.

– Địa hình chịu tác động  mạnh mẽ  của con người: các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 12 2017 lúc 18:25

Đáp án: B

Giải thích: SGK/45, địa lí 12 cơ bản.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 7 2019 lúc 8:18

HƯỚNG DẪN

- Thời gian: là loại gió thường xuyên trên Trái Đất, thổi quanh năm ở nước ta.

- Hướng: đông bắc.

- Nguồn gốc: từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (là cao áp chí tuyến Bán cầu Bắc).

- Tính chất: khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp.

- Hoạt động và tác động:

+ Mùa đông:

• Ở miền Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc; mỗi khi gió mùa Đông Bắc yếu đi, gió này mạnh lên, gây thời tiết ấm áp, hanh khô.

• Ở miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào): Tín phong Đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Mùa hạ:

• Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc hướng đông bắc gặp gió Tây Nam TBg tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước và mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra xa về phía đông nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này.

• Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ độ, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc nam nên đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam.

+ Mùa xuân: Gió Đông Bắc suy yếu, gió Tây Nam chưa mạnh lên, Tín phong Bán cầu Bắc thổi ở rìa Tây Nam của cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương vào nước ta theo hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết "nồm", độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa.

Thị Thanh Thảo Nguyễn
Xem chi tiết