Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Việt Quang
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
︵✰Ah
29 tháng 1 2022 lúc 20:08

Tham Khảo 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông có rất nhiều tác phẩm để lại nhiều tiếng vangTác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du.Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều. 

- Giới thiệu 8 câu giữa: Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích

2. Thân bài

* Khái quát về Thúy Kiều và hoàn cảnh đưa đẩy nàng đến như bây giờ

* Khái quát về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú bà vì sợ mất tiền nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế, nhưng lại đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lầu ngưng bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi

* Khái quát nội dung tám câu thơ: Là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ

* Nỗi nhớ về người yêu:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Chữ "tưởng": hồ tưởng, nhớ lại.Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng.Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗiĐộng từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. 

-> Nỗi nhớ người yêu da diết.

-> tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục

* Nỗi nhớ về cha mẹ

“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.“Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc.Cụm từ” cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật

-> Kiều là một con người hiếu thảo.

* Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến cha mẹ

Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.

-> Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.

* Nghệ thuật:

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Hình ảnh, từ ngữ tinh tế.

3. Kết bài

Tổng kết nội dung.
Bình luận (0)
︵✰Ah
29 tháng 1 2022 lúc 20:09

Tham Khảo 

Trong bài thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tám câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ" tái hiện kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa.Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.

Bình luận (1)
Hà Hồng
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Phạm Uyên
23 tháng 5 2021 lúc 10:53

Đoạn văn trên là đoạn nào vậy bạn?

 

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
nthv_.
5 tháng 10 2021 lúc 15:36

Tham khảo:

Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. (câu phủ định) Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ,  nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi  xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo và giàu đức hi sinh của nàng.( câu ghép) Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ.

Bình luận (0)
Đỗ Xuân Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn thế Anh
Xem chi tiết
Phí Trọng Dương
Xem chi tiết
Ngô đức vinh
Xem chi tiết
Minh Phương
20 tháng 8 2023 lúc 10:45

Trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, 12 câu tả đã được sử dụng để phân tích và tường thuật một cách tinh tế về cuộc đời bi thảm của nữ nhân vật chính là Kiều. Một trong các câu tả ấn tượng được tôi chọn để phân tích là "Nhất thiết bình yên hạnh phúc mới hay, Không may không nhiều chẳng lấy sao".Trong câu này, từ "không" được sử dụng như một tình thái từ, gợi lên tâm trạng tiêu cực và thất vọng. Nó cho thấy rằng đối với Kiều, cuộc sống không may mắn và không có nhiều điều tốt đẹp, và điều này khiến cô cảm thấy buồn bã và không hài lòng với số phận của mình.Câu mở rộng thành phần "Nhất thiết bình yên hạnh phúc mới hay" mang ý nghĩa sâu sắc, nhấn mạnh rằng chỉ khi có sự bình yên và hạnh phúc thì cuộc sống mới thực sự đáng sống. Đây cũng là mong muốn tâm hồn của Kiều, người luôn tìm kiếm hạnh phúc và trở thành một người đàn bà bình thường trong một cuộc sống đầy khó khăn và gian nan.Truyện Kiều, thông qua 12 câu tả phân tích, tạo nên một tác phẩm vĩ đại với sự chân thành và sâu sắc. Nó không chỉ là một câu chuyện về một người phụ nữ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa về tình yêu, số phận và cuộc sống con người.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 8 2023 lúc 12:50

Dàn ý phân tích:

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ trên:

+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. 

Thân đoạn:

Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.

- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều.

- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.

- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".

+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.

+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.

=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.

=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. (Câu mở rộng thành phần vị ngữ)

- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.

+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.

- Sáu câu thơ cuối đoạn:

+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong.

+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.

+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.

Kết đoạn: tổng kết lại vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Tình thái từ trong câu: Phải chăng những cô gái tài sắc vẹn toàn lại thường bạc mệnh?

Bình luận (0)