Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2017 lúc 5:51

Tranh 1: Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.

Tranh 2: Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.

Tranh 3: Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách xoi mói : Bé con đi đâu mà sớm thế ?" Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời : Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.

Tranh 4 : Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 10 2023 lúc 23:08

1.

- Tranh 1:  Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

- Tranh 2: Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.

- Tranh 3: Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Tranh 4: Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay.

- Tranh 5: Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước.

- Tranh 6: Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
2. 

Phạm Bân vốn có nghề ý gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.

     Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay. Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước. Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
3. Điều đáng quý nhất là tấm lòng y đức, không vì tiền tài, vật chất, địa vị mà đặt việc cứu người lên hàng đầu.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 0:29

1. 

Em lắng nghe kể chuyện. 

2. 

- Tranh 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.

- Tranh 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.

- Tranh 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.

- Tranh 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.

- Tranh 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.
3. 

- Tranh 1: Về quê

- Tranh 2: Ôm bà.

- Tranh 3: Chiều bờ biển

- Tranh 4: Chuyến du ngoạn trên thuyền

- Tranh 5: Lưu luyến

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 11 2017 lúc 3:26

Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, làm lụng không ngơi tay. Nhờ vậy, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

Nhưng rồi sức khỏe ông bà dần già yếu. Ít lâu sau bà lão qua đời. Ông lão cũng lâm bệnh nặng. Trong khi hai người con trai thì chỉ mơ chuyện hão huyền, không chí thú làm ăn. Ông gọi hai con đến và dặn :

- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà ta có một kho báu, hai con hãy tự đào lên mà dùng.

Vâng theo lời cha dặn, hai người con ra sức đào bới mà không tìm thấy kho báu. Nhân vụ mùa đang tới, họ tranh thủ trồng lúa. Đất được làm kĩ nên vụ ấy bội thu. Liên tiếp mấy vụ sau được mùa mà kho báu chẳng thấy đâu. Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 5 2018 lúc 6:12

HƯỚNG DẪN KỂ

Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.

Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:

- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy phạt đây ạ.

- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.

- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.

Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 11:07

Câu 1:

Tranh 1 - Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau

Tranh 2 - Ngựa Trắng ước ao có cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: Muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ.

Tranh 3 - Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng. Sói Xám ngáng đường, đe dọa Ngựa Trắng. Đại Bàng núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.

Tranh 4 - Ngựa Trắng làm theo lời Đại Bàng “chồm” lên phi nước đại. Lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của Đại Bàng.

Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 11:07

Câu 2:

Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:

-  Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!

Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.

Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.

Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:

-  Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?

Đại Bàng đáp:

-  Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.

Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.

Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.

Sói nghĩ bụng:

-  Mình sẽ có được miếng mồi ngon.

Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:

-  Ối!

Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.

Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:

-  Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!

Ngựa Trắng mếu máo:

-  Nhưng em không có cánh!

Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.

-  Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!

Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.

Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 11:08

Câu 3:

Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy việc ham học hỏi có thể khiến bản thân khám phá được nhiều điều lí thú, dũng cảm đối mặt với những nguy hiểm xung quanh.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 7 2019 lúc 16:16

a) Đoạn 1 : Trên đường phố Thành và Mến kết bạn với nhau từ hồi Thành rời thành phố sơ tán về nông thôn, quê của Mến để tránh sự ném bom phá hoại của giặc Mĩ. Lúc ấy hai bạn còn nhỏ xíu. Thế mà đã hai năm trôi qua. Hôm nay bố Thành đón Mến ra thành phố chơi. Thành dẫn bạn đi thăm phố phường đông vui khiến Mến thấy ngạc nhiên và thích thú.

b) Đoạn 2 : Trong công viên.

   

Khi vào công viên, hai bạn cùng chơi với nhau nhiều trò chơi như ngồi cầu trượt, lên đu quay... Mến say sưa ngắm cảnh mặt hồ rộng lớn lăn tăn gợn sóng. Hồ nước gợi hai bạn nhớ lại những kỉ niệm về vùng quê : hai bạn cùng ngồi thuyền thúng ra đầm hái hoa sen. Đang nói chuyện, chợt hai em nghe thấy tiếng kêu thất thanh : Cứu với !". Thành còn đương ngơ ngác xem có chuyện gì xảy ra thì Mến đã nhảy ùm xuống hồ nước cứu một cậu bé vừa rớt xuống hồ. Mến bơi nhanh và giỏi nên loáng cái đã dìu được cậu bé vào bờ.

c) Đoạn 3 : Lời của bố.

Về nhà, hai bạn giấu không dám kể bố nghe chuyện trên. Nhưng rồi một thời gian, khi Mến đã trở về quê, bố cũng biết chuyện. Bố trầm ngâm bảo Thành :

– Con ạ ! Người ở làng quê là như vậy đấy. Lúc chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho ta. Khi cứu người, họ chẳng hề chần chừ ngần ngại.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 5 2019 lúc 12:34

Tranh 1: Viên tướng ra lệnh – "Vượt rào, bắt sống quân địch". Trước lệnh ấy, chú lính nhỏ ngập ngừng suy nghĩ và hỏi lại: "chui vào à?"

Viên tướng quát : "Chỉ những thằng hèn mới chui".

Tranh 2 : Theo lệnh của viên tướng, cả bọn – trừ chú lính nhỏ – leo rào làm hàng rào đổ sập. Chú lính nhỏ đang chui bên dưới bị hàng rào đè lên. Nhiều cây hoa trong vườn cũng bị giập nát.

Tranh 3 : Hôm sau, thầy giáo hỏi cả lớp xem ai làm đổ hàng rào nhưng cả lớp ngồi yên không có ai can đảm đứng lên nhận lỗi như ý thầy mong muốn. Chú lính nhỏ ngày hôm qua nhấp nhổm toan đứng lên thú nhận khuyết điểm thì bị "viên tướng" can lại. Thầy buồn bã yêu cầu em nào phạm lỗi thì tự giác ra sửa lại hàng rào và luống hoa.

Tranh 4: Khi tan học, chú lính nhỏ gọi các bạn ra sửa lại vườn hoa. Viên tướng bảo "Về thôi !". Chú nói: "Như vậy là hèn" rồi chú quá quyết ra sửa lại vườn. Cả bọn sững sờ một chút rồi cùng bước theo chú như bước theo người chỉ huy dũng cảm nhất.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2017 lúc 7:24

Tranh 1 : Một hôm có một chủ quán, mặt mày hung dữ, kéo một bác nông dân gầy gò đến cửa quan đòi Mồ Côi xử kiện. Chủ quán muốn kiện bác nông dân về tội đã vào quán của lão hít mùi thơm của các món ăn ngon mà không chịu trả tiền. Bác nông dân thấy mình bị oan nên tức giận.

Tranh 2 : Sau khi nghe chủ quán đòi bồi thường 20 đồng bạc, bác nông dân giãy nảy lên không chịu vì bác chỉ ngồi trong quán ăn cơm nắm đã mang theo của mình mà không hề mua một món gì ở quán.

Tranh 3 : Theo cách phân xử của Mồ Côi, bác nông dân lấy 2 đồng bạc bỏ vào bát xóc lên cho chủ quán nghe đủ mười lần. Chủ quán ngơ ngác nghe và chẳng hiểu ra sao.

Tranh 4 : Khi bác nông dân đã xóc đủ mười lần, Mồ Côi bảo : "Bác hít mùi thơm trong quán, còn chủ quán thì đã nghe tiếng kêu như vậy là rất công bằng"

Bác nông dân bỏ lại hai đồng tiền của mình vào túi, vui mừng cảm ơn quan tòa, còn lão chủ quán tham lam thì tiu nghỉu ra về với vẻ hổ thẹn.