Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 10 2018 lúc 18:23

Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…

Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng

- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
27 tháng 4 2017 lúc 17:57

1:

Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người có tư tưởng tiến bộ, muốn thay đổi mạnh mẻ phương thức quản lí, tổ chức và lề lối hoạt động sản xuất với những kẻ bảo thủ, xu nịnh, mượn danh bảo vệ truyền thống ở xí nghiệp Thắng Lợi.

Trong giai đoạn khó khăn của đất nước, để phát triển sản xuất cần phải thay đổi các nguyên tắc, quy chế, các phương thức sản xuất cũ, lạc hậu, tức là cần phải thay đổi tư duy. Đổi mới trỏ thành yêu cầu có tính tất yếu trong thơi kì này của đất nước. Cuộc đấu tranh giữa hai phái cũ và mới thật gay gắt nhưng chiến thắng sẽ thuộc về những con người mơi.

Ở hai cảnh trước, Lưu Quang Vũ đã hé mở tình huống mâu thuẫn, tính cách của nhân vật chính. Đến cảnh ha này là cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu liên giữa hai tuyên nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng Nhung
27 tháng 4 2017 lúc 17:58

2:

Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta là mâu thuẫn giữa suy nghĩ và cách làm ăn mới vơi suy nghĩ và cách làm ăn cũ kĩ, lỗi thời. Đây là một vấn đề đã diễn ra ơ mọi nơi, mọi lúc, nó có ý nghĩa lớn lao. Không thể cứ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc; có như thê mơi kích thích được lòng nhiệt tinh, sự đóng góp công sức của mọi người vào sự nghiệp chung. Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái "chúng ta" được tạo thành từ những cái "tôi" cụ thể. Vì thế, cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người. Đặt trong tình hình đất nươc ta những năm bấy giờ, vỡ kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết xuất phát từ thực tế cuộc sống, xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng Nhung
27 tháng 4 2017 lúc 18:01

3;

- Tinh trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp Tháng Lợi đã đến lúc giải quyết băng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp, qyền Giám đốc Hoàng Việt (mơi nhận chức vụ này hơn một năm) quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mơi. Như vậy có nghĩa là anh (cùng vơi kĩ sư Lê Sơn) đã công khai "tuyên chiến" với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời. Những lơi công bô" của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngơ vơi nhiều ngươi và bị Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đồc phân xương Trương phản ứng gay gắt.

+ Ban đầu, Hoàng Việt tuyên bố đỏ án làm ăn mới. Phải bảo thủ im lặng rồi phản ứng khá dè dặt. Thực chất là họ đang tìm kẽ hở để tấn công. Người phản ứng đầu tiên là Phó giám đốc Nguyễn Chính, anh ta đã dựa vào uy lực của cấp trên để phản bác đề án mới.

+ Khi lí lẽ của Nguyễn Chính bị Hoàng Việt dễ dàng bẻ gày thì đến lượt phản ứng của trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. Bà la không chỉ phản ứng bằng lí lẽ của một người nắm chắc nguyên tắc tài chính - kê toán mà còn phản ứng bằng hành động: không chịu cấp tiền tu sửa máy móc. Lúc này Hoàng Việt phải dùng đến uy quyền của mình dể giải quyết vấn đề. Lí lẻ của Hoàng Việt đưa ra là đời sống công nhân.

+ Lần thứ ba, Hoàng Việt chủ động tấn công. Anh tuyên bố bãi bỏ chức vụ quản đốc. Lí lẽ đưa ra cũng rất thoả đáng khiến cho Quản đốc phân xương Trương phải lắp bắp, ấp úng, không thể làm gì khác.

+ Nếu ba lần trước, cuộc đấu tranh chủ yếu là vấn đề quan hệ công việc thì lần thứ tư không chỉ liên quan đến công việc mà còn liên quan đến con người, đến chức vụ. Lí lẽ của Nguyền Chính cũng rất quyết liệt khi dựa trên những giá trị bền vừng, cái cơ chế một thơi từng phát huy tác dụng. Nhưng Hoàng Việt không mất bình tĩnh, anh dã thắng bằng lí lẽ: cái hôm qua là tích cực thì hôm nay dã trở nên lỗi thời.

+ Đòn phản công cuối cùng tương dối sắc bén của Nguyền Chính là căn cứ vào nghị quyết của Đảng. Nhưng Hoàng Việt lại thắng khi vận dụng một chi tiết quan trọng trong nghị quyết của Đảng "đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân". Những xung dột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ.

- Cái mới thắng lợi nhưng chúng ta cũng nhận thức rõ tính tích cực của cuộc đấu tranh này: cái cũ là sự cản trở nhưng dồng thời cũng là động lực cho cái mới phát triển và khẳng định. Cuộc đấu tranh giừa cái mới và cái cũ càng gay gắt bao nhiêu thì thắng lợi của cái mới càng có ý nghĩa bấy nhiêu.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 7 2017 lúc 2:15

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2019 lúc 12:31

1. Mở bài

- Cảnh ba trong vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn trích để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình huống kịch và những mâu thuẫn gay gắt giữa hai tuyến nhân vật: Tiên tiến dám nghĩ, dám làm với những người dập khuôn máy móc.

2. Thân bài

- Tình trạng ngừng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới.

- Anh đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí lỗi thời. Những lời công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt.

   + Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương.

   + Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này.

   + Phản ứng ngày một gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên và nguyên tắc vào nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.

3. Kết bài

- Với tình huống kịch và những mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến dán nghĩ, dám làm và những người bảo thủ máy móc đã chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải có những thay đổi mạnh mẽ và đồng bộ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 11 2017 lúc 17:20

Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.

Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:

   + Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

   + Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt

   + Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương

   + Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, Thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau

- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.

- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2017 lúc 17:13

Tình huống truyện độc đáo:

- Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau. Một người là tử tù một người là quan quản ngục- đại diện cho trật tự xã hội. Ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp nên họ trở thành tri kỉ, tri âm của nhau. Tạo dựng tình huống éo le khi để họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tác giả tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao

+ Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục

+ Chủ đề tác phẩm từ đó cũng được thể hiện

Bình luận (0)
Lê Bảo Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 9 2018 lúc 12:29

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 14:38

Tham khảo
Trong một số tình huống mâu thuẫn, xung đột, việc trao đổi quan điểm và thảo luận với nhau có thể giúp giải quyết mâu thuẫn và đưa ra giải pháp hợp lý. Em cảm thấy việc trao đổi thẳng thắn và lắng nghe những quan điểm của đối phương là rất quan trọng trong việc hóa giải mâu thuẫn.

Bình luận (0)
Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 14:38

Tham khảo

Bình luận (0)