Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
14 tháng 4 2017 lúc 17:04

1. Giai đoạn 1919 - 1930

Đợt khai thác Việt Nam của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với quy mô lớn, tốc độ nhanh, có hệ thống hơn so với trước chiến tranh đã đưa xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu thật sự trở thành một xã hội thuộc địa.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (đến tháng 10- 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào yêu nước sục sôi của dân tộc ta vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX. Từ đó, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường hướng và vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới.

2. Giai đoạn 1930 - 1945

Ngay từ khi mới ra đời, trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 với hai khẩu hiệu chiến lược "Dân tộc độc lập" và “Người cày có ruộng”, Đảng đã tập hợp được giai cấp nông dân (lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng dân tộc dân chủ) và cùng với giai cấp công nhân hình thành khối liên minh công nông - đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Kẻ thù đã dìm phong trào cách mạng trong máu lửa. Nhưng nhờ bắt rễ sâu trong quần chúng nhân dân. Đảng đã vượt qua cơn “khủng bố trắng” trong những năm 1931 - 1933 để tiếp tục xây dựng về chính trị, phát triển về tổ chức, trở thành một lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam. Đó là cuộc diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Cuộc vận động dân chủ (1936 - 1939) là một thời kì đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình. Qua phong trào, Đảng đã động viên, giáo dục và xây dựng được một đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở cả thành thị và nông thôn, đồng thời đã bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách mạng. Đó là cuộc diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 - 1939, phát xít Nhật kéo vào Đông Dương (1940). Đảng nhận định : thời kì cách mạng của các dân tộc Đông Dương, đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc đã tới và ráo riết chuẩn bị về mọi mặt để hành động khi có thời cơ. Lợi dụng tình hình Nhật hất cảng Pháp ngày 9 - 3 - 1945, Đảng đã chuyển hướng mau lẹ, đẩy tới cao trào kháng Nhật, cứu nước, Khi các nước Đồng minh đánh bại phát xít Nhật (8 - 1945), Đảng đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

3. Giai đoạn 1945 - 1954
Cách mạng vừa thành công, Đảng và nhân dân ta đã phải đương đầu với những thử thách cực kì nghiêm trọng. “Thù trong” và “giặc ngoài” vào hùa với nhau để tấn công chính quyền cách mạng non trẻ.
Căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng cụ thể và những thuận lợi, khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của ta và địch. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến toàn quốc, khẳng định đây là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 - 5 - 1954, kết thúc chín năm chống Pháp đã chứng minh một chân lí của thời đại ngày nay : Một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu biết đoàn kết chiến đấu theo một đường lối cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng bất kì tên đế quốc to lớn nào.
4. Giai đoạn 1954 - 1975
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng nước ta đứng trước tình hình mới : đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
Trước bước ngoặt quan trọng của cách mạng, Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối : kết hợp giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta tới thắng lợi vẻ vang.
Sau hơn 20 năm kiên cường, anh dũng chiến đấu, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại Xuân 1975, sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã thắng lợi. Một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước ta - kỉ nguyên của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất xã hội chủ nghĩa đã rộng mở.
5. Giai đoạn 1975 đến nay
Sau đại thắng Xuân 1975, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã tạo những điều kiện cơ bản để cả nước Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội tháng 12 - 1976 đã tổng kết quá trình 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. Trong Đại hội này, Đang quyết định khôi phục lại tên cũ là Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đạt được, cũng có không ít khó khăn và yếu kém, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. 

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) của Đảng, trên cơ sở nhất trí cao trong Đảng và trong toàn xã hội vé yêu cầu đổi mới đất nước, đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về quan điểm đổi mới trên cơ sở nhận thức và nắm vững đặc điểm thời kì quá độ ở nước ta, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đổi mới đúng đắn và sáng tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi về các mặt, trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế.



Bình luận (0)
Đào Thành Lộc
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
5 tháng 2 2016 lúc 8:47

* Giai đoạn 1945-1954 :
   - Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia. Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia) đã lãnh đạo nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến ngày càng trưởng thành. 
   - Ngày 9-11-1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương Xihanúc, chính phủ Pháp đã ký hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia". Tuy vậy, quân Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia.
   - Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam.
 * Giai đoạn 1954-1970 :
   - Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
   - Sau cuộc đảo chính lật đổ Xihanúc ngày 18-3-1970 của thế lực tay sai Mĩ, Campuchia bị kéo vào quĩ đạo cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
 * Giai đoạn 1970-1975:
   - Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam phát triển nhanh chóng. 
   - Từ tháng 9-1973, lực lượng vũ trang Campuchia đã chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố khác.
   - Mùa xuân 1975, quân dân Campuchia mở cuộc tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
 * Giai đoạn 1975-1979:
   - Ngay sau đó, nhân dân Campuchia lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. 
   - Ngày 3-12-1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơme đỏ diệt chủng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

-> Tham khảo vui.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Bin
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
2 tháng 2 2016 lúc 8:44

- Phan Bội Châu và xu hướng bạo động.

- Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

- Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc ( 1911-1918)
 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 5 2019 lúc 13:55
Bình luận (0)
Yến Hải
Xem chi tiết
Lương Đại
22 tháng 1 2022 lúc 7:07

–   Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.

–   Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh…

- Ví dụ 3,4 là cái còn lại, bn tự làm nha.......

Bình luận (1)
Phạm Khắc Đang
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 9:37

– Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
– Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai ngày càng gay gắt. Nông dân trở thành lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
– Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt là học sinh, sinh viên, trí thức hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
– Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. Tư sản phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
– Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, bị giới tư sản, nhất là đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Khánh Chi
Xem chi tiết
Trần Minh Hiếu
Xem chi tiết