Những câu hỏi liên quan
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:35

* Ý nghĩa :

-  Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Phong trào dân chủ 1936-1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ;

 - Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng;                    Đảng ta ngày càng trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.

 - Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của bọn tơrốtkít và các thế lực phản động khác.

* Bài học kinh nghiệm :

-  Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu :

 - Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.

-  Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

 - Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc

- Phong trào dân chủ 1936-1939, được coi như một cuộc tập dượt thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

 

 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
28 tháng 3 2020 lúc 20:48

Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939:

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

- Cán bộ đựợc rèn luyện và trưởng thành.

- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939:

- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.

- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.

- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…

- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Tuyết Như
28 tháng 3 2020 lúc 21:58

* Ý nghĩa lịch sử :

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

- Từ trong phong trào khối liên minh công nông hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản

* Bài học kinh nghiệm:

- Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, về giành và giữ chình quyền, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
Thiên Quang Minh bùi
7 tháng 3 2023 lúc 21:25
Thứ nhất: Tính chất địa phương

Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.

Thứ hai: Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo

Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.

Thứ ba: Quan hệ với nhân dân

 Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.

Thứ tư: Mâu thuẫn với tôn giáo

Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Thứ năm: Mâu thuẫn sắc tộc

Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Thứ sáu: Vũ khí

Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.

Thứ bảy: Lực lượng chênh lệch

 Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.

Thứ tám: Tinh thần chiến đấu

Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Bình luận (1)
Trần Châu
7 tháng 3 2023 lúc 21:51

https://luathoangphi.vn/nguyen-nhan-that-bai-cua-phong-trao-can-vuong/

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 4 2019 lúc 17:10

Đáp án D

Phong trào 1936 – 1939:

- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.

- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.

=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Chọn: D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 12 2019 lúc 4:09

Đáp án D

Phong trào 1936 – 1939:

- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.

- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.

=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 11 2018 lúc 6:15

Ý nghĩa lịch sử

- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước.

- Khối liên minh công nông được hình thành

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bài học kinh nghiệm

- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.

- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.

- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 2 2018 lúc 13:01

Đáp án A

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 có ý nghĩa:

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

- Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm.

- Là phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi.

- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

=> Đáp án A: là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 15:05

a.Ý nghĩa lịch sử:
-Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việtt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
-Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
-Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
b.Bài học kinh nghiệm. Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
-Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng.
-Bài học về xây dựng khối liên minh công nông.
-Bài học về sử dụng bạo lực cách mang của quần chúng để giành chính quyền.
-Bài học về xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Chính vì những lẽ trên, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ-Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945.

Bình luận (0)
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:33

- Hoàn cảnh lịch sử phong trào dân chủ 1936-1939

       +  Tình hình thế giới :

 Những năm 1930, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, hoa binh the gioi bi de doa.

Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII hop xác định nhiệm vụ cua cach mang the gioi la chống chủ nghĩa phát xít, và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Tháng 6-1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.

        +  Tình hình trong nước :

 Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do dan chu…=> Tao thuan loi cho cuoc dau tranh doi tu do ,dan chu cua nhan dan ta.

 Nhiều đảng phái chính trị ra doi , hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.

       +  Về kinh tế

Trong nhung nam 1936-1939 Kinh tế Việt Nam co sụ phục hồi và phát triển nhưng chi tap chung vao mot so nganh dap ung nhu cau cua TDP va nhu cau phuc vu chien tranh.

Về  xã hội, đời sống đa số nhân dân khong duoc cai thien, canh doi kho no nan van dien ra o ca thanh thi va nong thon.:

=> Hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội deu hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

        -  Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 (chủ trương của Đảng )

        Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)

       -    Xác định:

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt cua cach mang  là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Kẻ thù trước mắt la thực dân phản động Pháp và tay sai.

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Sau đó, Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3-1938, mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành mặt trận Dân chủ Đông Dương.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 9 2017 lúc 7:45

Đáp án D

Về hoàn cảnh lịch sử:

- Phong trào 1930 - 1931:

+ Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề nhằm bù đắp thiệt hại của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

+ Pháp thực hiện chính sách khủng bố trắng sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

- Phong trào 1936 - 1939: tháng 7-1935, Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi => Quốc tế cộng sản đã có chủ trương chuyển hướng đấu tranh so với giai đoạn trước

Bình luận (0)