Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 1 2018 lúc 5:26

Câu thơ hay trong bài gây ấn tượng: “Con không nói Trời đã biết/ Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết/ Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”

Đây cũng chính là ước nguyện của tác giả Tản Đà, được thấu hiểu, cảm thông. Lòng khi đã thông tường, mọi chuyện sương gió không còn ngại ngùng.

Bình luận (0)
Ngọc Thúy Đặng
Xem chi tiết
Thoancarrot
9 tháng 4 2023 lúc 20:00

Tác giả đã dùng những câu thơ chính luận thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập của nước Đại Việt.  Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, lo cho dân thì hòa bình mới giữ vững. Đem lại cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc còn là trách nhiệm của người lãnh đạo. Đó là trách nhiệm giữ nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với cường quốc nam châu. Là giữ vững nền độc lập, tự do mà không bị xâm phạm bởi các đất nước khác, không nhu nhược, không khuất phục trước tình cảnh nước mất nhà tan

Bình luận (0)
Võ Minh Trân An
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh Tuyếtt
Xem chi tiết
Etermintrude💫
14 tháng 3 2021 lúc 13:15

Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 12 2018 lúc 10:10

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.

- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.

- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng – xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.

- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con.

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp.

- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi.

- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.

⇒ Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.

Bình luận (0)
Le thu hiền
Xem chi tiết
Ngô Như Ý
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 3 2021 lúc 21:10

Tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. 

Bình luận (0)
Cherry
23 tháng 3 2021 lúc 21:11

Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.

Bình luận (0)
zanggshangg
23 tháng 3 2021 lúc 21:11

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. 

Bình luận (0)