Phân tích, làm rõ tĩnh nghĩa cha con trong đoạn trích.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường nói nhỏ với tôi chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp.
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính ?
Câu 2 : Khái quát nội dung của đoạn trích ?
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về hành động và câu nói của người cha : "Loay hoay một lúc , ông mới gắp trúng được một miếng thịt , vội vàng bỏ miếng thịt sang bát của người con ."Ăn đi con , con ăn nhiều thêm một chút , ăn no rồi học hành chăm chỉ , sắp thi tốt nghiệp rồi ..."
Câu 4 : Qua đoạn trích trên , em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Viết đoạn văn Tổng-Phân-Hợp ( 10-12 câu) làm rõ nhận định "lão Hạc là một ng cha thương con". Trong đoạn có sử dụng một câu bị động (gạch chân chú thích rõ)
Viết đoạn văn 12 câu theo cách quy nạp Phân tích khổ 2 trong bài Nói với con để làm rõ những phẩm chất của người đồng mình và lời dặn dò của người cha trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và thành phần phụ chú
Câu 4: Viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa lời dặn dò có trong đoạn trích trên (7-9 dòng) (1 điểm)
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người – đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thày
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
( Trích Tiếng ru – Tố Hữu)
Theo chị nghĩ là bài thơ nói về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể :
Tham khảo:
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Muốn duy trì cuộc sống của mình, mỗi các nhân phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Công đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau tạo ra đời sống của mình và của cộng đồng. Cá nhân phải có trách nhiệm góp sức xây dựng và phát triển cộng đồng ngày càng văn minh, tiến bộ. Cộng đồng có trách nhiệm chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cần phải được xây dựng. Một cộng đồng vững mạnh là một cộng đồng mà ở đó ai cũng chăm chỉ làm việc, biết đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, sống tương thân tương ái, tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẽ phải. Không ai có thể một mình mà làm nên thế giới. Giữa cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ không thể tách rời. Bởi vậy, xây dựng và phát triển cộng đồng cũng có nghĩa là tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.Tham khảo :
Đoạn thơ đã gợi ra những quan niệm sống hết sức ý nghĩa cho người đọc. Trước hết. đó là sống phải biết yêu thương nhau, dành cho nhau nhiều tình cảm hơn. Con ong yêu hoa, con cá yêu nước, con chim yêu bầu trời, và con người phải biết đoàn kết, yêu thương nhau. Muốn sống tốt, sống hữu ích, sống đẹp thì điều kiện cao nhất và có thể nói là duy nhất là tình yêu thương con người " người với người sống để yêu nhau". Đó còn là tình đoàn kết giữa những người trong cộng đồng. Tình yêu thương chính là cơ sở của tình đoàn kết, gắn bó keo sơn ấy. Một người không thể là cả thế giới loài người, sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi. Con người không thể tồn tại nếu như không đoàn kết với mọi người, với tập thể bởi con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Đoàn kết tạo nên sức mạnh của cả một tập thể, để có thể đạt được mục tiêu cao hơn, để " nên mùa vàng, nên nhân gian". Đó là triết lí sống đúng đắn từ bao fđời nay của ông cha ta " Đoàn kết thì sống, chi rẽ thì chết".
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo phương pháp lập luận tổng – phân – hợp, phân tích đoạn trích trên để làm rõ nỗi lòng của vị chủ tướng. Trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc (gạch chân, chú thích rõ)
Còn gì quý hơn tấm lòng yêu nước của các anh hùng dân tộc.Qua chương trình ngữ văn 8, em đã được học văn bản"Hịch Tướng Sĩ", từ đó em đã cảm thấy vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn thật có tinh thần lo cho tình cảnh nước nhà.Người không thờ ơ hưởng lộc,vui chơi mà chăm chăm nhìn vào tình hình của đất nước lúc bấy giờ.Người là một đấng cứu tinh khi nhìn ra sự nguy cấp của dân tộc ta lúc ấy.Như bao câu nói hay ho để khen ngợi người , nỗi lòng của vị chủ tướng luôn luôn hướng về một nơi.Đó là đất nước Việt Nam.Chao ôi, thật ngưỡng mộ , thật hay ho làm sao khi người vừa tài giỏi lại vừa lo cho đất nước!.Khi mọi người chỉ lo ăn chơi thì chỉ có mình vị chủ tướng ấy là biết được tình hình cấp bách của nước nhà lúc ấy,người nhìn xa trông rộng đã thấy được nguy cơ đất nước mình bị xâm lược, người nghiêm túc lập ngay một bài Hịch khích lệ tinh thân người dân đứng lên bảo vệ đất nước bằng những lời lẽ đanh thép ,hùng hồn, bằng những dẫn chứng thuyết phục không thể chối cãi.Đó là tiên đề để nước ta có thể 3 lần đánh đuổi giặc Mông - Nguyên bảo vệ sự độc lập và tự do của dân tộc mình . Nỗi lòng của người mấy ai hiểu thấu được cái tinh thần yêu nước cao cả ấy, người đã luôn luôn lo lắng cho đất nước mình.Là con cháu , ta cần luôn luôn nhớ ơn về vị chủ tướng ấy , học tập theo cái tinh thần yêu nước đáng tự hào đáng có ấy . Và không chỉ nhớ ơn về người , chúng ta còn cần phải nhớ ơn về tất cả các anh hùng dân tộc đã đấu tranh dành cho ta một đất nước tự do , độc lập và hạnh phúc như ngày hôm nay.
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo phương pháp lập luận tổng – phân – hợp, phân tích đoạn trích trên để làm rõ nỗi lòng của vị chủ tướng. Trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc (gạch chân, chú thích rõ).
phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong đoạn trích " Hôm sau...biến đi mất " trong truyện Người con gái Nam Xương
Tham khảo !
Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:
- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.
- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".
- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.
- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này.
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết câu và một câu câm thán làm rõ những lời tâm sự và ước mong của người cha dành cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người trong đoạn trích trên (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán).
giúp mình vs ạ
Có ý kiến cho rằng :"Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng".Phân tích đoạn trích Trong Lòng Mẹ để làm rõ ý kiến trên
Tham khảo
Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biết là nỗi niềm của chú bé này khi ở xa mẹ, luôn nhớ thương mẹ lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng của chú bé khi đựơc ngồi trong lòng mẹ. Do đó nói ông là nha văn của phụ nữ và nhi đồng là hết sức xứng đáng.
Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cha mất sớm, mẹ vì cùng túng phải đi tha phương cầu thực. Hồng sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô. Dù xa mẹ nhưng cậu luôn nhớ và yêu thương mẹ, khao khát có ngày được gặp lại mẹ. Tình yêu thương đó được thể hiện trong cuộc đối thoại với bà cô và khi bất ngờ được gặp lại mẹ.
Trong tác phẩm gồm hai nhân vật: bà cô, bé Hồng. Qua ngôn ngữ, cử chỉ và tâm trạng của mỗi nhân vật ta thấy được những nét tính cách tiêu biểu, cảm xúc của các nhân vật.
Trước hết bà cô là một người thâm hiểm, độc ác. Trước tình cảnh của Hồng, bà ta “Cười hỏi: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”. Là cười hỏi chứ không phải vì lo lắng, quan tâm mà hỏi, bà ta là kẻ bên ngoài ngọt ngào, yêu thương mà bên trong thực chất là kẻ độc ác, thâm hiểm. Không chỉ vậy từng hành động, lời nói của bà ta còn mang ý xúc phạm đến mẹ bé Hồng, đặc biệt hai chữ “em bé” kéo dài thể hiện rõ sự độc ác, tính toán của bà ta. Trước sự kháng cự yếu ớt của bé Hồng, bà cô tiếp tục cười rồi kể chuyện mẹ Hồng gầy gò, ốm yếu, chật vật với cuộc sống ra sao. Những lời lẽ thâm độc này nhằm làm bé Hồng tổn thương, khiến Hồng oán hận mẹ. Bé Hồng càng đau đớn bao nhiêu thì bà cô càng sung sướng thỏa mãn bấy nhiêu. Bà ta là kẻ độc ác, tàn nhẫn, thích thú khi nhìn người khác đau khổ. Với hình thức đối thoại theo trình tự tăng tiến, người đọc ngày càng thấy rõ sự độc ác của bà cô. Khi nỗi đau của bé Hồng bị đẩy lên cùng cực, bà cô mới “ngậm ngùi”: “Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ”, sự ngậm ngùi lại càng cho thấy rõ hơn bản chất chơ trẽn, xảo trá của mụ. Bà cô là kẻ độc ác, thâm hiểm, đại diện cho những định kiến hẹp hòi, tàn nhẫn với người phụ nữ trong xã hội cũ.
Bé Hồng là nhân vật chính của đoạn trích, thể hiện tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Trước hết là trong cuộc đối thoại với bà cô. Khi nghe bà cô hỏi, là một đứa bé nhạy cảm Hồng nhận ra ngay ý cay độc sau giọng nói và nét mặt “rất kịch” của bà cô. Cậu thầm nghĩ về mẹ và không đáp lại lời bà cô, trong lòng cậu vẫn có một niềm tin mãnh liệt chắc chắn thế nào mẹ cũng về, cậu trả lời bà cô mà lòng thắt lại, khóe mắt đã bắt đầu cay cay. Rồi liên tiếp bị những lời lẽ bà cô dồn ép, nước mắt cậu chảy ròng ròng, vì thương mẹ, cũng vì đau đớn khi mẹ đã giấu mình sinh em bé. Hai chữ “em bé” như bóp nghẹt trái tim nhỏ bé, non nớt của cậu. Bé Hồng cười dài trong tiếng khóc. Giận dữ vì những hủ tục đã đầy đọa mẹ mình và ước chúng là những vật hữu hình như đầu mẫu gỗ, hay cục thủy tinh mà nhai, mà cắn cho nát vụn mới thôi. Cậu bé đau đớn, xót xa trước những lời gièm pha, xúc xiểm với người mẹ bất hạnh của bà cô. Hồng là một người mang trái tim nhân hậu, có niềm tin và tình yêu thương mẹ sâu sắc.
Tình yêu đó được thể hiện rõ hơn khi Hồng bất ngờ gặp lại mẹ. Bỗng thấy bóng dáng quen thuộc, cậu vội vàng chạy theo: gọi bối rối, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Hàng loạt động từ đã cho thấy khao khát gặp mẹ mãnh liệt của Hồng. Khi biết đó chính là mẹ, cậu bé òa khóc nức nở. Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, là những giọt nước mắt hạnh phúc chứ không phải những giọt nước mắt phẫn uất, đau đớn tủi hổ: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Cậu nằm trong lòng mẹ và cảm nhận hơi ấm từ mẹ sang mình.
Hình ảnh mẹ trong cảm nhận của Hồng thật gần gũi, thân quen lại vừa có gì đó mới mẻ, lạ lẫm: “vạt áo nâu”, “gương mặt tươi sáng với đôi mắt trong” vẫn thật ấm áp, quen thuộc. Nhưng từ hơi quần áo đến hơi thở của mẹ đều “thơm tho lạ thường”. Những cảm giác của tình mẫu tử bao lâu nay mất đi thì bỗng lại mơn man khắp da thịt: “để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc này chỉ còn tình mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng tồn tại còn bao nhiêu lời nói, ý nghĩ cay độc của bà cô đều tan biến hết thảy.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình qua việc xây dựng tình huống, ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Nghệ thuật tăng tiến độc đáo, sự độc ác của bà cô ngày càng tăng lên thì cùng với đó tình yêu thương, sự bảo vệ của bé Hồng với mẹ cũng ngày một nhiều hơn. Những hình ảnh so sánh độc đáo, thể hiện được cung bậc cảm xúc, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng. Câu chuyện đậm chất trữ tình được thể hiện rõ qua tình huống, nội dung và ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc, đầy chất thơ.
Chỉ với một phần trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc mà bé Hồng dành cho mẹ. Không chỉ vậy tác phẩm còn thể hiện niềm cảm thông, lên án những hủ tục phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào con đường bất hạnh, cùng cực.
Tham khảo nha em:
Qua những sáng tác đậm chất nhân văn của nhà văn Nguyên Hồng, có thể khẳng định ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Nguyên Hồng viết khá nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Những kiểu nhân vật này xuất hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Có thể kể đến nhân vật Tám Bính trong "Bỉ vỏ", Huệ Chi trong "Cửa biển", bé Hồng trong "Những ngày thơ ấu",... Với những nhân vật ấy, nhà văn luôn dành cho họ những tình cảm chan chứa thương yêu và sự nâng niu trân trọng. Ông diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà họ phải chịu đựng trong cuộc sống của mình. Tám Bính từ một cô gái quê chất phác, xinh đẹp vì bị lừa lọc nên trôi dạt đến chôn phố phường xô bồ, đầy cạm bẫy. Cuối cùng, cô sống vùi trong tội lỗi, chính tay góp phần giết chết đứa con thân yêu của mình. Hay nhân vật bé Hồng trong "Những ngày thơ ấu". Mẹ chú bị họ nội ghẻ lạnh, xa lánh mà phải tha phương cầu thực; chú sống thiếu tình thương của cha của mẹ. Chẳng những vậy còn thường xuyên bị nghe những lời dèm pha độc ác của họ hàng. Nhưng trên tất cả, Nguyên Hồng vẫn khám phá để ngợi ca và trân trọng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn các nhân vật yêu quý của mình. Từ trong thâm sâu tâm hồn, Tám Bính là người phụ nữ lương thiện, yêu thương con tha thiết. Huệ Chi là cô gái trong trắng, thánh thiện tôn thờ Chúa và yêu kính mẹ. Chú bé Hồng là cậu bé ngoan ngoãn, có lòng yêu mẹ cháy bỏng,... Chính bởi tấm lòng nhân ái dành cho những kiếp người khổ đau trong xã hội cũ mà những trang văn Nguyên Hồng sẽ còn sống trong lòng nhiều thế hệ độc giả yêu văn.