Mọi người ơi cho mình hỏi bài đọc hiểu : Tơ nhện và thảm cỏ - Câu hỏi là Tác giả chủ yếu sử dụng giác quan nào để quan sát? Ai giúp mình với
Đọc các đoạn văn dưới đây (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62) và trả lời câu hỏi
a) – Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
b) – Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tác giả dùng những giác quan nào để quan sát cây sầu riêng?
b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì?
a. Tác giả sử dụng những giác quan để quan sát cây sầu riêng: khứu giác, vị giác, thị giác
b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận:
- Khứu giác: sầu riêng mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; hương ngào ngạt xộc vào cánh mũi; thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi. Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi lan tỏa khắp khu vườn.
- Vị giác: sầu riêng béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.
- Thị giác: Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ, lác đác nhụy li ti giữa những cánh hoa. Thân cây khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Cây chuối trong bài văn trên được tà theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?
b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?
c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.
Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..
Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.
c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:
- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
Giúp mình với mình cảm ơn!
Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghiã anh hùng cách mạng”
1. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả nào? Văn bản thuộc thể loại nào? Văn bản sáng tác năm bao nhiêu?
2. Nội dung chính của đoạn văn?
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn văn?
4. Nêu ý nghĩa câu nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi…”. Dấu chấm lửng trong câu văn có tác dụng gì?
5. Nhà văn Phạm văn Đồng đã chứng minh Bác giản dị ở những phương diện nào?
6. Qua văn bản chứa đoạn văn trên, em hiểu gì về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong đời sống. Hãy trình bày thành một đoạn văn.
thế nào là so sánh? đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi? Trong đầm thì đẹp bằng sen, lá xanh băng trắng lại tren nhị vàng, nhị vàng bông trắng lá xanh, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
a) em hãy chỉ ra câu thơ dùng biện pháp so sánh và phân tích tác dụng của phép so sánh đó?
b) em hãy chỉ ra các câu thơ tác giả dùng giác quan để quan sát và miêu tả? Cho biết đó là giác quan nào? xác định trình tự miêu tả của các câu thơ đó?
c) câu thơ nào sự dụng liên tưởng, tưởng tượng?
- Giúp mình nhaaaaaaaaaaaaaa
- hết hôm nay nộp bàiiiiiiiii rồiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
- mìnhhhhh cần gấppppppppppppp
- aiiiii nhanhhh mình tick
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
a , Câu thơ có sử dụng phép so sánh là : Trong đầm gì đẹp bằng sen .
Tác dụng : nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .
b , Các câu thơ sử dụng giác quan :
+ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng . \(\rightarrow\) dùng mắt quan sát .
+ Nhị vàng bông trắng lá xanh . \(\rightarrow\) dùng mắt quan sát , miêu tả .
+ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn . \(\rightarrow\) dùng mũi quan sát , miêu tả .
c , Câu thơ sử dụng liên tưởng , tưởng tượng là :
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh .
+ Bởi vì khi nhắc đến hoa sen , con người ta sẽ nghĩ ngay đến hình dạng của bông hoa đó , đó là : nhị vàng , bông trắng , lá xanh .
Bạn tham khảo bài nhé !!
so sanh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Câu so sánh là: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp của sen
b, Câu thơ dùng biện giacs quan mắt: lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng, Nhị vàng bông trắng lá xanh
Câu thơ dùng giác quan mũi và miêu tả: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trình tự miêu tả từ sự quan sát, phân tích đến liên tưởng.
c, Câu thơ dùng liên tưởng là: lá xanh bông tráng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh. Câu này giúp người đọc hình dung được hình dáng, màu sắc của sen
Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát sự vật?
viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu để làm rõ quan niệm về chủ quyền quốc gia, dân tộc được tác giả trình bày trong đoạn thơ ''nước đại việt ta'' có sử dụng câu phủ định.mọi người giúp mình với ạ!! mai mình có bài kiểm tra:(((
Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:
a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?
b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?
c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?
a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)
Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới
b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận
c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn
- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận