Địa Lí 4 Bài 19-20 trang 126: Quan sát hình 9, em hãy mô tả về chợ nổi trên sông.
Địa Lí 4 Bài 6 trang 85: Quan sát hình 4, em hãy mô tả về nhà rông.
Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao to. Nhà Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn. Nhà Rông là nơi nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Thông thường, những nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng đó giàu có và thịnh vượng
Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 108: Quan sát hình trên em hãy miêu tả cảnh chợ phiên.
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Hàng hóa ở chở phiên phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phụ vụ nhu cầu cảu người dân. Nhìn vào các mặt hàng ở chợ phiên, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì.
Địa Lí 4 Bài 27 trang 145:
- Quan sát hình 1, em hãy cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế.
- Quan sát các hình ảnh trong bài, em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế.
- Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế: Thành Châu Hóa, nhà lưu niệm Bác Hồ, Kinh thành Huế, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, Chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén.
- Mô tả cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng sông Hương. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.
Đọc thông tin, quan sát hình 7 và kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, em hãy mô tả về chợ nổi trên sông.
Tham khảo:
- Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Tây Nam Bộ.
- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc đi lại bằng xuồng, ghe từ nhiều nơi đến.
- Chợ thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Ngay từ sáng sớm, việc mua bán đã diễn ra tấp nập.
- Các mặt hàng như: rau, quả, thịt, cá, quần áo.... đều có thể mua bán trên xuồng, ghe.
Địa Lí 4 Bài 7-8 trang 91: Quan sát hình 6 và 7, em hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển. Trong rừng cây cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là vào mùa khô, cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
Địa Lí 4 Bài 24 trang 136: Quan sát hình 4, mô tả đoạn đường núi vượt trên cao đèo Hải Vân.
Đoạn đường núi vượt trên đèo Hải Vân rất hiểm trở, quanh co, một bên là núi núi bên là vực sâu, đường hẹp chỉ có hai làn xe.
Địa Lí 4 Bài 11 trang 98: Quan sát hình 1, em hãy tìm sông Hồng và sông Thái Bình và một số sông khác của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
Sông Hồng và sông Thái Bình là 2 hệ thống sông chính ở miền Bắc nước ta.
Một số sông khác của đồng bằng Bắc Bộ: sông Cầu, sông Đáy, sông Đuống.
Địa Lí 4 Bài 7-8 trang 92: Quan sát hình trên và mô tả quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ như bàn ghế.
Quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ: vận chuyển gỗ đến các xưởng; cưa, xẻ gỗ; ra công làm ra các sẳn phẩm đồ gỗ như bàn, ghế.
Địa Lí 4 Bài 19-20 trang 122: Quan sát hình dưới đây, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên các trái cây ở dồng bằng Nam Bộ.
Các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ: xoài, măng cụt, mãng cầu, sầu riêng,…