Dựa vào bảng 27.1 (SGK), hãy nêu các vùng phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích.
Dựa vào hình 28.5 (trang 111 - SGK), em hãy cho biết vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.
- Mía: Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra-xin, Ân Độ, Trung Quốc, Cu-ba...
- Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì. U-crai-na, Ba Lan,...
- Cà phê: Cây trồng của miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a,...
- Chè: Cây trồng của miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ân Độ và Trung Quốc (mỗi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới), Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam,... Quê hương của cây chè là vùng Đông Nam Trung Quốc, Mi-an-ma và Việt Nam.
- Cao su: Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.
Dựa vào bảng 8.3 (SGK trang 31), hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.
- Cây công nghiệp hàng năm:
+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Dâu tằm: Tây Nguyên.
+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.
- Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
1. Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
2. Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản trên.
Tham khảo
1.
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | - Cẩm Phả, Hạ Long - Sơn Dương - Quỳnh Nhai - Nông Sơn | - Quảng Ninh - Tuyên Quang - Sơn La - Quảng Ngãi |
Dầu mỏ | - Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,… | - Thềm lục địa phía Nam |
Khí tự nhiên | - Tiền Hải | - Thái Bình |
Bô-xit | - Đăk Nông, Di Linh | - Tây Nguyên |
Sắt | - Tùng Bá - Trấn Yên - Trại Cau | - Hà Giang - Yên Bái - Thái Nguyên |
A-pa-tit | - Lào Cai | - Lào Cai |
Đá vôi xi măng | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá |
Titan | - Kỳ Anh - Phú Vàng - Quy Nhơn | - Nghệ An - Huế - Bình Định |
2.
* Nhận xét chung:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:
- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
+ Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.
+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.
+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.
+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).
- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dựa vào lược đồ Hình 27.1 Lược đồ phân bố lược mưa châu Phi.
a. Những khu vực nào có lượng mưa trên 2000 mm.
b. Vì sao ở các vùng đó có lượng mưa lớn?
c. Thuận lợi cho ngành kinh tế nào phát triển?
d. Các loại cây trồng chủ yếu ở đây?
Nghiên cứu SGK, em hãy nêu tên, đặc điểm và sự phân bố các ngành công nghiệp ở các quốc của Bắc Mĩ? Giải thích về sự phân bố đó?
- Công nghiệp Ca-na-đa tập trung ở các thành phố lớn về phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
- Công nghiệp Hoa Kì tập trung ở vùng Đông Bắc, vùng Nam và Đông Nam.
- Công nghiệp Mê-hi-cô tập trung chủ yếu ở Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-c
Dựa vào bảng 18.2 (SGK), nêu nhận xét về sự phân bố đô thị và dân số đô thị giữa các vùng trong nước.
- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long) gấp 3,7 lần vùng có đô thị ít nhất (Tây Bắc).
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chiếm 4,8%), đặc biệt là các thành phố lớn.
- Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.
- Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả nuớc, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nuớc, nhưng số dân đô thị không đông, điều đó chứng tỏ ờ đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.
Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp LB Nga
Dựa vào hình 8.10, nêu sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của LB Nga. Giải thích sự phân bố đó.
Hình 8.10. Phân bố sản xuất nông nghiệp LB Nga
PHÂN BỐ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI CHỦ YẾU CỦA LB NGA
Cây trồng, vật nuôi | Phân bố | Nguyên nhân |
---|---|---|
Lúa mì | Trung tâm đất đen và phía Nam ĐB Tây Xi-bia | Đất đen màu mỡ, khí hậu ẩm |
Củ cải đường | Trung tâm đất đen và vùng Bắc Cáp-ca | Có đất đen và đất pôt-dôn thích hợp |
Bò | Nam Mát-xcơ-va, trung lưu sông vôn ga | Có đồng cỏ, có kí hậu ẩm mát |
Lợn | Trung tâm đất đen | Có lương thực, thực phẩm |
Cừu | Hạ lưu sông Vôn-ga, Nam ĐB Tây Xi-bia | Khí hậu khô, ấm phù hợp |
Thú có lông quý | Ven bờ Bắc Băng Dương | Có nguồn thức ăn từ địa y |
quan sát lược đồ nông nghiệp châu âu (sgk 7 / 164 ) và kết hợp với kiến thức đã học em hãy cho biết :
a) vùng phân bố chủ yếu của các cây trồng vật nuôi sau : lúa mì , ngô , củ cải đường , cây ăn quả , bò , lợn
b) giải thích sự phân bố của các cây trồng và vật nuôi nêu trên
Dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nêu sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dừa, điều.
b) Giải thích sự phân bố của cây cà phê, chè, cao su, điều.
Gợi ý làm bài.
a) Tình hình phân bố
- Cà phê được trồng chủ yếu trên đất ba dan ơ Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.
- Cao su được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
- Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Điều dược trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
- Dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).
b) Giải thích
- Chè là cây cận nhiệt đới ưa khí hậu lạnh nên dược trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi có mùa đông lạnh nhất ở nước ta và trên các cao nguyên cao trên l.000m, có khí hậu mát mẻ như ở Lâm Đồng (Tây Nguyên).
- Cà phê là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, thích hợp nhất với đất dỏ badan (tơi xốp, giàu chất dinh dương,...) nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.
- Cao su là cây nhiệt đới, ưa nhiệt, ẩm, thích hợp nhất với đất đỏ badan và dấl xám nên được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (ở nhừng nơi tránh được gió mạnh).
- Điều là cây nhiệt đới, có khả năng chịu hạn và không đòi hỏi đặc biệt về đất nên được trồng rộng rãi ờ những vùng khô hạn, đất bạc màu ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.