Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.
Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.
- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát là giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn.
- Theo chất làm mát có hai hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước, hệ thống làm mát bằng không khí.
Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa?
A. Tạo tia lửa điện cao áp
B. Tạo tia lửa điện hạ áp
C. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm
D. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy xăng
Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa?
A. Tạo tia lửa điện cao áp
B. Tạo tia lửa điện hạ áp
C. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm
D. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy xăng
Trình bày nhiệm vụ của hệ thống khởi động.
Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được.
Trình bày nhiệm vụ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.
- Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diezen (còn gọi là hệ thống nhiên liệu): Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ.
- Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén. Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu được bơm hút lên, được lọc qua bầu lọc thô, bầu lọc tinh rồi vào bơm cao áp. Tại bơm cao áp nhiên liệu được nén đến áp suất cao. Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh của động cơ. Nhiên liệu hòa trộn với khí nén tạo thành hòa khí rồi tự bốc cháy.
Quan sát hình 22.2 và trình bày cấu tạo, nguyên lí của hệ thống đánh lửa điện tử.
Tham khảo:
- Khi khoá K mở, Rôto quay:
+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn Wn được tích vào tụ Ct, lúc đó điot Đđk khoá.
+ Khi tụ Ct đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn Wđk qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (Đđk) → Đđk mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.
+ Dòng điện đi theo trình tự: Cực + (CT) → Đđk → Mat → W1 → Cực (-) Ct.
+ Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.
- Khi khoá K đóng: Dòng điện từ Wn về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động.
Nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền lực trên ô tô.
- Nhiệm vụ:
+ Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số từ động cơ tới bánh xe chủ động.
+ Ngắt mômen khi cần thiết.
- Có 2 cách phân loại hệ thống truyền lực:
+ Phân loại theo số cầu chủ động: Có một cầu chủ động và nhiều cầu chủ động.
+ Phân loại theo phương pháp điều khiển: Điều khiển bằng tay, điều khiển bán tự động, điều khiển tự động.
Hãy trình bày nhiệm vụ của các bộ phận chính trong hệ thống truyền lực.
Trong hệ thống truyền lực, có các bộ phận chính sau đây:
- Động cơ: Nhiệm vụ chính của động cơ là chuyển đổi năng lượng từ nguồn năng lượng (như nhiên liệu hoặc điện) thành năng lượng cơ học để tạo ra sức đẩy hoặc vận tốc cho hệ thống.
- Hộp số: Hộp số có nhiệm vụ điều chỉnh và điều tiết công suất và mô-men xoắn từ động cơ đến các bộ phận khác trong hệ thống. Nó cung cấp các tỷ số truyền động khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường sức mạnh.
- Trục truyền động: Trục truyền động là bộ phận dùng để truyền động từ hộp số đến các bộ phận khác như bánh xe, trục khuỷu, hoặc các thiết bị khác. Nó chịu trách nhiệm chuyển đổi và truyền động mô-men xoắn từ động cơ đến các bộ phận khác trong hệ thống.
- Bánh xe: Bánh xe là bộ phận nhận lực từ trục truyền động và chuyển động để tạo ra sự di chuyển hoặc vận tốc. Chúng có thể là bánh xe trên ô tô, bánh xe trên máy móc công nghiệp hoặc bất kỳ loại bánh xe nào trong hệ thống truyền lực.
- Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển giám sát và điều chỉnh các thông số của hệ thống truyền lực như tốc độ, mô-men xoắn, áp suất, nhiệt độ và các thông số khác. Nó đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định và an toàn.
Tất cả các bộ phận này hoạt động cùng nhau để chuyển đổi và truyền động năng lượng từ nguồn năng lượng đến các bộ phận khác trong hệ thống truyền lực, đáp ứng các yêu cầu vận hành và hiệu suất của hệ thống.
Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
- Khi khoá K mở, Rôto quay:
+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn Wn được tích vào tụ Ct, lúc đó điot Đđk khoá.
+ Khi tụ Ct đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn Wđk qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (Đđk) → Đđk mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.
+ Dòng điện đi theo trình tự: Cực + (CT) → Đđk → Mat → W1 → Cực (-) Ct.
+ Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.
- Khi khoá K đóng: Dòng điện từ Wn về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động.