Dựa vào sơ đồ (trang 154 — SGK), Trình bày các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá.
Trình bày các khái niệm về hàng hóa và vật ngang giá?
- Hàng hóa: Vật mang ra trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Bất cứ những gì có thể và thu được tiền đều có giá trị hàng hóa, đều trở thành hàng hóa. (0,25 điểm)
- Vật ngang giá: Để làm thước đo giá trị hàng hóa, giữa người bán và người mua phải chọn vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền tệ. (0,25 điểm)
Dựa vào sơ đồ (trang 135 - SGK), em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu (SGK trang 50)
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Phân biệt đất và vỏ phong hóa.
- Khái niệm: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Phân biệt đất và vỏ phong hóa:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm 2 tầng trên cùng của vỏ phong hóa (tầng đất mặt và tầng tích tụ).
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày khái niệm đô thị hóa.
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
1 . Dựa theo lược đồ trang 64 SGK Lịch sử 8 , hãy trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của các thực dân phương Tây .
Dựa vào hình 35 (trang 136 - SGK), hãy nhận xét về sự phân hóa tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới.
Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao ở các nước Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ô-xtrây-Ii-a. Ac-hen-ti-na, Xin-ga-po..., nhìn chung là ở các nước phát triển và một số nước công nghiệp mới; chiếm tỉ trọng nhỏ ở các nước châu Phi, Mĩ Latinh, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á,... nói chung là ở các nước đang phát triển.
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất.
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
Dựa vào lược đồ (Hình 47, SGK trang 111), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
- Mờ sáng ngày 16-9-1950, ta mở cuộc tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.
- Sáng 18-9-1950, ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.
- Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo đường số 4, đồng thời lwucj lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi.
- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường số 4.