Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 6 2017 lúc 15:48

Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.

+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

Nguyễn Trần An Thanh
6 tháng 6 2017 lúc 15:49

Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trơ ra. - Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,... - Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định). - Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 8 2017 lúc 2:53

- Bắc Trung Bộ là một dãy đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía Nam.

- Phía bắc giáp Trung du và miền núi bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

- Ý nghĩa địa lý của vùng:

      + Là cầu nối giữa Bắc Bộ với phía nam đất nước.

      + Là cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ như là ngã tư đường đôi với trong nước và các nước trong khu vực

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 7 2019 lúc 13:58

- Tây Nguyên giáp Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

- Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế. Vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước: Tây Nguyên (Việt Nam), Hạ Lào (Lào), Đông Bắc Cam-pu-chia (Cam-pu-chia) đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao ở phía nam bán đảo Đông Dương cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực; Do đó Tây Nguyên có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưư kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.

hiếu KS
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:26

yub

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 10 2018 lúc 12:11

- Phía Bắc giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), phía tây giáp Lào (vùng Thượng Lào), phía đông nam giáp biển, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.

- Ý nghĩa của vị trí địa lí:

      + Nằm gần sát với chí tuyến Bắc, nên khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng

      + Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 11 2017 lúc 16:42

- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định các vùng nông lâm kết hợp.

- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:

      + Phòng chông lũ quét.

      + Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

      + Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.và bão lũ.

      + Bảo vệ môi trường sinh thái.

Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Lê Thị Quỳnh Giao
8 tháng 3 2016 lúc 17:47

Có thân và lá thật nhưng đơn giản : rất bé nhỏ , thân không phân nhánh , lá mỏng ; chưa có mạch dẫn 

-Chưa có rễ thật . Có rễ giả : gồm những sợi nhỏ làm nhiệm vụ hút 

ok

 

Tú Hà Thạch Thanh
9 tháng 2 2018 lúc 15:50

Rêu là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản:

Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức và chưa có hoa.

Qua mắt thường, ta có thể thấy rất rõ các bộ phận của cây rêu: rễ, thân và lá.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 7 2017 lúc 12:36

Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 8 2019 lúc 4:00

- Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận.

- Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

      + Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.

      + Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm , bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm , phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

      + Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.