Dựa vào bảng 36.2 (SGK trang 131) và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cá nước; sản xuất thuỷ sản chiếm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước; chăn nuôi lợn, vịt đàn,... nhiều), là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước,... Do đó, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào, từ đó phát triển mạnh ngành chế biến lương thực, thực phẩm.
Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông cửu Long chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm (chiếm hơn 51,5% sản lượng lúa so với cả nước (năm 2002); hơn 50% sản lượng thuỷ sản cả nước; nuôi nhiều lợn, gia cầm,... ; là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta,...) nên có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào, tạo điều kiện cho ngành này phát triển và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng.
Vì sao trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai
B. Dân đông nên nhu cầu lương thực, thực phẩm cao.
C. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp
D. Có vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú.
Trả lời: Trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là do vùng có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản….). Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả…).
Đáp án: C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Vẽ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
b) Nhận xét về tình hình phát triển (giai đoạn 2000 - 2007) và sự phân bố cua ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ sơ đồ
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố
- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).
- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm giữa vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích vai trò của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp này.
HƯỚNG DẪN
a) Vai trò của ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm
- Thông qua hoạt động chế biến, các sản phẩm nông nghiệp - thuỷ sản vừa có chất lượng cao, lại vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc chuyên chở.
- Xây dựng ngành công nghiệp này đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nặng, vốn quay vòng lại nhanh hơn. Việc thu hồi vốn diễn ra sau một thời gian ngắn làm tăng tốc độ tích luỹ cho nền kinh tế.
- Tạo nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn.
b) Chứng minh nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông nghiệp và thuỷ sản tương đối phong phú. Nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn về cây trồng (lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả) và vật nuôi (gia súc lớn, gia súc nhỏ, gia cầm, thuỷ sản) đã được hình thành, tạo cơ sở thuận lợi, đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ thường xuyên, ổn định cho công nghiệp chế biến.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được đầu tư phát triển.
- Nguồn lao động dồi dào.
- Chính sách phát triển (công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta).
Dựa vào hình 16.1. Lược đồ phân bố nông nghiệp - công nghiệp của Đông Nam Á (trang 56 SGK) và kiến thức đã học, em hãy:
- Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp.
- Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.
- Nông nghiệp:
+ Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như: khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.
+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê, mía,... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.
- Công nghiệp:
+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.
+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.
+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đômê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru- nây, Thái Lan và Việt Nam.
+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.
Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy cho biết tỉ trọng sản phẩm sơn hóa học của Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001?
Ngành công nghiệp trọng điểm | Sản phẩm tiêu biểu | |
Tên sản phẩm | Tỉ trọng so với cả nước (%) | |
Khai thác nhiên liệu | Dầu thô | 100,0 |
Điện | Điện sản xuất | 47,3 |
Cơ khí - điện tử | Động cơ điêden | 77,8 |
Hóa chất | Sơn hóa học | 78,1 |
Vật liệu xây dựng | Xi măng | 17,6 |
Dệt may | Quần áo | 47,5 |
Chế biến lương thực thực phẩm | Bia | 39,8 |
A. 100%
B. 47,3%
C. 77,8%
D. 78,1%
Trả lời: Tỉ trọng sản phẩm sơn hóa học của Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001 là 78,1%.
Chọn: D
công nghiệp chế biến gồm các ngành nào? giải thích tại sao nghành công nghiệp chế biến lương thực ,thức phẩm là nghành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của nước ta?
TK
Công nghiệp chế biến bao gồm: công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp chế biến nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa, lá, mây, song, cói…
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì: ... + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp. + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
tham khảo
- Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.
- Các ngành chính là:
+ Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường,rượu, bia,chế biến chè, càfê….)
+ Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi như: Chế biến và làm đông lạnh thịt, sữa, làm đồ hộp.
+ Ngành chế biến thủy sản như: làm nước nắm, chế biến khô, đông lạnh cá, tôm….