Mô tả hình ảnh quan sát được trong hai trường hợp a và b trong thí nghiệm 2.
C1. Hãy mô tả màu sắc của dải ánh sáng nhiều màu trong thí nghiệm 1 SGK.
C2. Vẫn thí nghiệm trên, song lần lượt chắn trước khe sáng một tấm lọc màu đỏ, rồi một tấm lọc màu xanh, rồi một tấm lọc nửa trên màu đỏ nửa dưới màu xanh. Hãy mô tả hình ảnh quan sát được trong mỗi trường hợp.
C1.
Dải màu có nhiều màu nằm sát cạnh nhau. Ở bờ này là màu đỏ, rồi đến màu da cam, màu vàng,... ở bờ kia là màu tím.
C2.
Khi chắn trước khe sáng một tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ. Khi cắm trước khe sáng một tấm lọc màu xanh ta thấy có vạch xanh. Hai vạch xanh và đỏ không nằm cùng một chỗ.
Khi chắn khe sáng bằng một tấm lọc nửa trên màu đỏ nửa dưới màu xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và vạch nằm lệch nhau.
Dải màu có nhiều màu nằm sát cạnh nhau. Ở bờ này là màu đỏ, rồi đến màu da cam, màu vàng,... ở bờ kia là màu tím
Khi chắn trước khe sáng một tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ. Khi cắm trước khe sáng một tấm lọc màu xanh ta thấy có vạch xanh. Hai vạch xanh và đỏ không nằm cùng một chỗ.
Khi chắn khe sáng bằng một tấm lọc nửa trên màu đỏ nửa dưới màu xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và vạch nằm lệch nhau.
Quan sát thí nghiệm và mô tả lại hiện tượng quan sát được như trong Hình 8.3.
Lời giải:
Mỗi nguồn sóng tạo ra các vòng tròn đồng tâm. Các vòng tròn của 2 nguồn sóng đến gặp nhau và tạo ra hiện tượng giao thoa sóng. Tại đó có những điểm dao động với biên độ cực đại và có những điểm dao động yếu hoặc không dao động.
Hãy mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm 3.
Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của 1 đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ, ta thấy chùm phản xạ có màu cầu vồng thành dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, nhìn theo phương này có ánh sáng màu này, theo phương khác có ánh sáng màu khác.
Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1, hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp.
Hình 4.1: Nam châm tác dụng lên thanh thép một lực hút làm xe chuyển động nhanh lên. Như vậy lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động (nhanh dần về phía nam châm).
Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng, ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Như vậy lực có tác dụng làm vật bị biến dạng.
Trong thí nghiệm ở hình 22.1, các đinh a, b, c, d, e được gắn bằng sáp vào thanh đồng AB: Dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh đồng. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
Điều này chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.
Làm thí nghiệm như hình 17.1, trong đó dùng kim khâu (hoặc dùi) đục một lỗ nhỏ sát mép của đấy một vỏ chai nhựa (thí dụ vỏ chai nước khoáng) để tạo một tia nước nhỏ. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần tia nước (đoạn tia nước gần đầy chai) trong hai trường hợp: khi chưa cọ xát và đã cọ xát thước nhựa.
Mô tả hiện tượng xảy ra đối với tia nước trong hai trường hợp trên.
Khi chưa cọ xát thược nhựa thì giọt nước chảy thẳng. Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút uốn cong về phía thước nhựa.
Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?
P đỏ được đặt trên thanh sắt gần ngọn lửa hơn P trắng (to cao hơn). Hiện tượng: P trắng bốc cháy còn P đỏ thì không. Chứng tỏ P trắng dễ phản ứng với oxi hơn P đỏ rất nhiều. Thực tế P trắng có thể bị oxi hoá trong không khí ở nhiệt độ thường (hiện tượng phát quang hoá học), còn P đỏ thì bốc cháy khi đun nóng ở nhiệt độ 250oC.
4P +5O2 → 2P2O5
Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích.
1. Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.
2. Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng:
• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.
• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.
- Giải thích:
• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.
• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.
Làm một thí nghiệm, trong đó dùng kim khâu (hoặc dùi) đục một lỗ nhỏ sát mép của đáy một vỏ chai nhựa (thí dụ vỏ chai nước khoáng) để tạo một tia nước nhỏ. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần tia nước (đoạn tia nước gần đáy chai) trong 2 trường hợp: khi chưa cọ sát và đã cọ sát thước nhựa.
a) Mô tả hiện tượng xảy ra đối với tia nước trong 2 trường hợp trên.
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với thước nhựa sau khi bị cọ sát.
Bạn quan sát Video ở bài học này và tự rút ra kết luận cho mình nhé
Lý thuyết | Điện tích | Vật lý - Học và thi online với HOC24
Bạn lười ghê, quan sát video ở link mình gửi sẽ thấy ngay thôi mà.
a)
- Khi chưa cọ xát: Không có hiện tượng gì xảy ra, tia nước rơi thẳng xuống đất
- Khi cọ xát: Nước bị hút về phía thước nhựa.
b) Vậy, khi thước nhựa bị cọ xát thì nó bị nhiễm điện.