Cho hàm số y = a x 2 . Xác định hệ số a trong các trường hợp sau : Đồ thị của nó đi qua điểm A(3 ; 12)
Cho hàm số y = a x 2 . Xác định hệ số a trong các trường hợp sau : Đồ thị của nó đi qua điểm B(-2 ; 3).
Đồ thị hàm số y = a x 2 đi qua điểm B(-2 ; 3) nên tọa độ điểm B nghiệm đúng phương trình hàm số.
Ta có : 3 = a. - 2 2 ⇔ a = 3/4
Vậy hàm số đã cho là y = (3/4) x 2
Cho hàm số \(y=ax^2\). Xác định hệ số a trong các trường hợp sau :
a) Đồ thị của nó đi qua điểm \(A\left(3;12\right)\)
b) Đồ thị của nó đi qua điểm \(B\left(-2;3\right)\)
a: Thay x=3 và y=12 vào y=ax2, ta được:
9a=12
hay a=4/3
b: Thay x=-2 và y=3 vào \(y=ax^2\), ta được:
4a=3
hay a=3/4
Xác định hàm số a của hàm số y=ax,biết đồ thị của nó đi qua điểm A(1;3):điểm B(-2;1).Cho biết hàm số trong mỗi trường hợp trên đi qua gốc nào của hệ trục tọa độ,Tại sao?
Bài 3: Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của hàm số y=3x và y= -1/x
Bài 4: Xác định hệ số a của hàm số y=ax, biết đồ thị của nó đi qua điểm A (1;2)
Bài 5: Xác định hệ số a của hàm số y=( 2a +1), biết đồ thị của nó đi qua điểm A (1;2)
Các bạn giúp mình nha, mai mình học rùi
Bài 4:
Thay x=1 và y=2 vào y=ax, ta được:
a=2
Cho hàm số y = 2x + b. Hãy xác định hệ số b trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 3.
b) Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(1; 5).
a) Đồ thị của hàm số y = 2x + b cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3, nghĩa là khi x = 0 thì y = -3, do đó:
-3 = 2.0 + b => b = -3
b) Đồ thị hàm số y = 2x + b đi qua điểm (1; 5), do đó ta có:
5 = 2.1 + b => b = 3
Cho hàm số y = 2x + b. Hãy xác định hệ số b trong mỗi trường hợp sau:
Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(1; 5).
Đồ thị hàm số y = 2x + b đi qua điểm (1; 5), do đó ta có:
5 = 2.1 + b => b = 3
Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b trong mỗi trường hợp sau:
a) a = 2 và đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5.
b) a = 3 và đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 2)
c) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = √3 x và đi qua điểm B(1; √3 + 5 ).
a) Với a = 2 hàm số có dạng y = 2x + b.
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 khi đó tung độ bằng 0 nên:
0 = 2.1,5 + b => b = -3
Vậy hàm số là y = 2x – 3
b) Với a = 3 hàm số có dạng y = 3x + b.
Đồ thị hàm số đi qua điểm (2; 2), nên ta có:
2 = 3.2 + b => b = 2 – 6 = - 4
Vậy hàm số là y = 3x – 4
c) Đường thẳng y = ax + b song song với đường thẳng y = √3 x nên a = √3 và b ≠ 0. Khi đó hàm số có dạng y = √3 x + b
Đồ thị hàm số đi qua điểm (1; √3 + 5) nên ta có:
√3 + 5 = √3 . 1 + b => b = 5
Vậy hàm số là y = √3 x + 5
1.cho đường thẳng y= (a+1)x + a
xác định a để đường thẳng đi qua gốc tọa độ
2. xác định hàm số trong mỗi trường hợp sau, biết đồ thị của nó là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và:
a) đi qua điểm A(2;4)
b) có hệ số góc là a= -căn2
c) song song với đường thẳng y=5x -1
xác định hàm số bậc nhất y=ax+b ( a khác 0) trong các trường hợp sau:
a, đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và có hệ số gốc bằng -2
b, đồ thị của hàm số là đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 và đi qua điểm B(-2;1)
a) Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ
=> có dạng y = ax
=> b = 0
Đồ thị hàm số có hệ số góc bằng -2
=> y = -2x
b) ĐTHS là đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3
nên ta có: -3 = a.0 + b => b = -3
ĐTHS là đường thẳng đi qua điểm B(-2; 1)
nên ta có: 1 = a.(-2) + b <=> 1 = -2a - 3 <=> 2a = -4 <=> a = -2
Vậy y = -2a - 3