Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 12 2017 lúc 16:10

 - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

  - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

   + "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

   + "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

   + "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

   → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

  - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

   → Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Bình luận (0)
H2D
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
31 tháng 3 2020 lúc 7:59

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Yến Vi
3 tháng 4 2020 lúc 13:11

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vương Đức Gia Hưng
Xem chi tiết
Hào Văn Sáng
24 tháng 3 2022 lúc 7:39

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

 

- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Hoàn cảnh sáng tác: thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông

- Mặc dù cuộc sống ở Pác Bó thật sự rất khó khăn,thiếu thốn,điều kiện làm việc như vậy,thế nhưng Bác vẫn làm tốt công việc của mình.Dù khó khăn đến thế nào thì Bác vẫn cho công việc Cách Mạng của mình thật là "sang".Vì thế,với bác niềm vui lớn nhất đó là được làm Cách Mạng,trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng nước nhà cho dù có gian khổ,vất vả,thiếu thốn về vật chất nhưng trái lại bác còn cảm thấy thế là đủ,là "sang".

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
27 tháng 4 2017 lúc 10:29

Câu hỏi 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi bài có bốn câu, mỗi câu bảy chữ).

- Một sô bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt đã học ở lớp 7: Cảnh khuya, Nquyên tiêu (Rằm tháng giêng).

Câu hỏi 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” ?

- Bài thơ tuân thủ chặt chẽ quy tắc và cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cảm giác phóng khoáng, sảng khoái. Giọng điệu bài thơ tự nhiên, thoải mái, pha chút hóm hỉnh, vui đùa.

- Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức khó khăn, gian khổ : ngủ trong hang tối và lạnh, nhiều khi chỉ ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh. Câu thơ đầu nói về việc ở có giọng điệu thoải mái, vui tươi; có hai vế sóng đôi (sánq ra - tối vào) tạo cảm giác nhịp nhàng, nề nếp làm hiện lên hình ảnh Bác ung dung, hòa điệu cùng nhịp sống của núi rừng. Câu thứ hai nói về cái ãn có nét gì đó vui đùa. Cái ăn thì đầy đủ, dư thừa, luôn có sẵn (vẫn sẵn sàng). Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc còn khó khăn, tạm bợ nhưng Bác vẫn cảm thấy thoải mái. Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, có phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích, sự sảng khoái của Bác là rất thật, không chút gượng gạo, “lên gân”.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” bởi nhiểu nguyên nhân. Thứ nhất, hoàn cảnh sống ở Pác Bó rất phù hợp với cái “thú lâm tuyền” của Bác : “Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiểu làm bạn với cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu...” (Lời Bác phát biểu với các nhà báo tháng 1 - 1946). Thứ hai, lúc này, Bác đang rất vui vì Bác tin vào thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.

Câu hỏi 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyên Trãi và ờ Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

Bài thơ Côn Sơn ca Nguyễn Trãi :

Côn Sơn suối cháy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn cố đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong lèn thông mọc như nêm,

Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm.

Trong rừng có bóng trúc rám,

Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Về đi, sao chẳng sớm toan.

Nửa đời vướng víu bụi trần làm chi ?

Muôn chung nghìn vạc cần gì,

Cơm rau nước lã đủ tùy phận thôi !...

(Bản dịch trong Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962). Bài thơ trên và bài Tức cảnh Pác Bó đều thể hiện niềm vui “thú lâm tuyền” của chủ thể trữ tình. Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông. Còn Hồ Chí Minh, sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ. Câu thơ bàn đá chông chênh dịch sử Đảng thể hiện rõ điểu này. Vần trắc trong ba tiếng dịch sử Đảng làm toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc góp phần khắc họa đậm nét hình tượng người chiến sĩ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa uy nghi, lồng lộng.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huyền Trang
30 tháng 4 2017 lúc 19:46

1.Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cũng thể thơ này mà em đã học.

- Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt.

_ Một số bài thơ được viết cùng thể thơ đã học: ''Cảnh Khuya'' - Hồ Chí Minh, ''Rằm tháng Giêng'' - Hồ Chí Minh

2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ.

Đó là giọng sảng khoái, tự nhiên, pha chút vui đùa hóm hỉnh.

Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ?

Tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan dù sống trong gian khổ, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu.

Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?

Vì những gian khổ ấy không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả.

3*. Qua bài thơ, có thể thấy rõ, Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

*Giống:

Đều là vui với cái nghèo, giữ tâm hồn trong sạch; đều là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa.

*Khác:

- Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông.
- Hồ Chí Minh sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ.

Bình luận (0)
Trần Yến Nhi
11 tháng 1 2018 lúc 20:42

1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng,…
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh
Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
3. Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Bình luận (0)
nguyễn hoàng khải phong
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Bảo Nam
Xem chi tiết
Trần Thị Quỳnh Chi
15 tháng 4 2020 lúc 20:25

1. Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ "Cánh rừng Việt Bắc" của Hồ Chí Minh. Bài thơ đó là:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

                   Hồ Chí Minh

2. Bác Hồ làm bài thơ trong hoàn cảnh đoàn cán bộ cách mạng đang hành trình đến địa điểm mới phải lội suối, trèo đèo, băng rừng, leo dốc, gánh nặng, đường xa, mệt mỏi, vất vả Bác Hồ cũng là người trong hoàn cảnh ấy nhưng ở Bác là một thái độ rất lạc quan, bài thơ có tác dụng động viên mình và động viên mọi người. Bài thơ còn chứng tỏ người làm thơ có tầm quan sát từ khái quát đến cụ thể trong bút pháp miêu tả rất sinh động. Câu thơ thứ 8 là một câu thơ đẹp. Nó như là thơ Đường của các cụ ngày xưa lại rất mới trong hiện thực của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu kháng chiến, rất mới trong tâm hồn lạc quan của người chiến sỹ cộng sản các hình ảnh trăng xưa, hạt cũ, xuân này vừa cũ lại vừa mới trong chuẩn mực của thơ ca. Người ta nói thơ của Bác Hồ vừa kế thừa, vừa canh tân, vừa truyền thống, vừa hiện đại thì bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” là một minh chứng đầy thuyết phục.

3. 

Có 2 cách hiểu:

– Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn

tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.

– Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.

4. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui và tự hào, coi đó là "sang". Có thể giải thích điều đó như sau : Những ngày ở hang Pác Bó, tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Chủ tịch HỒ Chí Minh vẫn vui, vì sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cựu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Đặc biệt, Bác Hồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng lại trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời cách mạng. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, đáng tự hào. Hơn nữa, dường như trong con người của Hồ Chí Minh luôn sẵn có cái "thú lâm tuyền" (tức niềm ham thích được sống ở chốn suối rừng, được sống hoà hợp cùng với thiên nhiên cây cỏ). Bình sinh, Bác Hồ luôn cảm thấy vui thích mỗi khi được sống giữa suối rừng, hoà mình với thiên nhiên. Tháng 1 - 1946, Bác phát biểu với các nhà báo : “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu với vòng danh lợi”. Như vậy, được sông giữa “non xanh nước biếc” là sở nguyện, là ước mơ của Bác. Trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một “khách lâm tuyền”, có cái “thú lâm tuyền” giống như những nhà nho xưa. Vui với suối rừng, lánh xa chốn danh lợi, thì cũng là vui với cái nghèo, không coi nghèo là khổ, mà trái lại, nghèo khổ mà cảm thấy hạnh phúc, giàu sang về tinh thần. Vì vậy mà Bác có cảm giác rất bằng lòng, tự hào với cuộc sống nghèo khó, gian khổ của cuộc đời cách mạng, cảm thấy nghèo mà sang. Qua bài thơ, có thể thấy Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường phi thường, thường cười đùa trong khó khăn gian khổ, luôn ung dung tự tại, đồng thời, Bác còn là một con người có tâm hồn thanh cao, ưa thích cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên, giống như các nhà nho xưa. 

5. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần (thể hiện trong giọng diệu vui đùa, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
nguyen duc an
25 tháng 9 2022 lúc 15:58

ko

Bình luận (0)
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
nguyen duc an
25 tháng 9 2022 lúc 15:58

ko

Bình luận (0)