Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
C5. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
Lưu ý: giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất là số đơn vị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
- ĐCNN thước em dùng là 1mm.
- GHĐ thước em dùng khoảng 20cm
Lưu ý: giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất là số đơn vị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
- ĐCNN thước em dùng là 1mm.
- GHĐ thước em dùng khoảng 20cm
GHĐ của một thước đo mà em có là: 15 cm
ĐCNN của một thước đo mà em có là: 1 mm
Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
Tham khảo
- Ví dụ: Thước kẻ dài 30cm có:
+ GHĐ: 30 cm
+ ĐCNN: 0,1 cm
Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 20cm, ĐCNN là 1mm
Hoặc VD thước dây GHĐ 150cm, ĐCNN 1cm
Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.
Thước đo độ dài | Độ dài cần đo |
---|---|
1. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm | A. Bề dày cuốn vật lí 6 |
2. Thước dây có GHĐ và ĐCNN 0,5cm | B. Độ dài lớp học của em |
3. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm | C. Chu vi miệng cốc |
-Chọn thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học của em, vì độ dài lớp học tương đối lớn, khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học với số lần đo ít nhất.
-Chọn thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi miệng cốc, vì chu vi miệng cốc là dộ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.
-Chọn thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì bề dày của cuốn sách nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ càng thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn.
Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước ở hình 4.2a và thước kẻ mà em đang sử dụng.
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
* Do đó:
- Thước kẻ ở hình 4.2a có GHĐ là 20 cm và ĐCNN là 1mm.
- Tùy từng loại thước em đang sử dụng mà có GHĐ và ĐCNN khác nhau.
a) Khi dùng thước đo cần biết những yếu tố nào? Nêu rỏ từng yếu tố
b) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước sau:
a) - Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước
- ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
b) GHĐ của thước là 15cm ĐCNN của thước là 1cm
Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài lớp học của em?
(0.5 Points)
Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 1m.
Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 1mm.
Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 5mm.
Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng:
A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm
C. THước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm
D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm
Chọn A
Vì kết quả đo độ dài của bút chì là 17,3cm, thước có thể đo đến tận số lẻ là 0,3cm = 3mm vậy ĐCNN không thể là cm nên không thể là đáp án B và C. Mặt khác 3mm không chia hết cho 2mm nên không thể chọn đáp án C. Đáp án đúng nhất là đáp án A.
Một bàn học có chiều dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?
A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm
B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm
C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm
D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm
Chọn C.
Vì thước có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác càng cao. Đồng thời nên dùng thước có GHĐ lớn hơn gấp 1,5 lần kích thước vật cần đo.